Dám quên Đông-pháp người tri-kỷ,
Riêng nhớ An-nam bức địa-đồ.
Hai truyến chơi xuân thìn với mão,
Khi ra còn nhận những đường vô.
Qua Nha-trang, Qui-nhơn, ra Bình-định, lưu-liên ở lại hàng cơm, lại đề-huề một bọn con ca Huế có đến bốn năm người. Giời sinh ra cái tính phong-lưu, dẫu trong lúc phong-trần không thể rướch đi được. Ở Bình-định, thăm thành cũ Qui-nhơn, xem đền thờ ông Vũ-công-Tính. Hỏi người giữ đền ấy thời trong thành hiện nay có ba thôn: Nam-an, Bắc-thuận, Bả-canh, việc chính-trị thuộc phủ An-nhân. Dân cư canh tác, tịch mịch yên hàn, tưởng như hồi Nguyễn-Nhạc năm xưa, chỉ đó tà-dương còn điếu cổ. Ngày mồng 8 tháng hai ta, chơi Phú-phong, chỗ đó sở ươm dệt rất lớn, địa-phận thuộc huyện Bình-khê. Gần đó có đền thờ làng Kiên-mỹ, nghe nói là rất thiêng; lại lạ vì trong đền nói có ba ngôi khám, khám không có bài vị; mỗi ngày tế lễ, tế không có văn, chỉ người chủ tế đứng đọc miệng. Không biết lễ-tục ở Trung-kỳ hoặc có khác với ngoài Bắc hay sao, khắp xứ Bắc không nghe nói có nơi nào như thế. Do sự ngờ lạ, muốn vào lễ để xem thực hư; cũng để thêm tài liệu du-quan, đăng vào tạp-chí An-nam sau này lại xuất-bản. Nhân biện vàng nhang làm lễ, một người bạn hành cùng đi. Tới đền, chừng đã năm giờ chiều. Đền lợp bằng gianh, không có ngói. Trước sau sân vườn cỏ mọc, rất là hoang vu. Nghe xã-trưởng và người thủ-từ nói, trừ phi dân có đại-tiệc, không dám mở cửa đền. Vàng sáp đã mua, bất-đắc-dĩ đặt nhang-án ở ngoài thềm làm lễ, thảo thảo khấn rằng:
Lễ song, giời đã gần tối, giăng non lên, qua con đò con về Phú-phong, gặp người xã-trưởng xã ấy lại ở huyện mới về, có lời mời