Trang:Gương sử Nam - Hoàng Thái-Xuyên (1910).pdf/43

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
41
GƯƠNG SỬ NAM

Cớ thứ hai nói rằng: dành nhau trong sự buôn bán. Từ khi các nước đã lo mở mang thuộc-địa, tuy nói rằng vì sự đem dân ra ngoài mà ở, mà cũng cốt vì trong sự buôn bán giao thông, nhưng mà trong đời buôn bán ấy chưa có cạnh chanh, thì cũng còn nhẹ sự thuế má, để cho nước khác thông thương, mà giúp cho nước mình lấy sự thịnh lợi. Từ khi buôn bán ngày càng giao thông, nghề nghiệp ngày càng phát đạt, thì chẳng là nước nào, nếu ai làm được đồ khéo giá rẻ thì cướp được cái lợi ngay, nên chi các nước ở thuộc-địa, lại đặt ra một cách thuế nặng, để mà bảo-hộ lấy sản-nghiệp nước mình, mà bài sích sản-nghiệp của nước khác, thế lại mới biết các nước lấy thuộc-địa, cũng vì cạnh chanh trong sự buôn bán vậy.

Vì những cớ cạnh chanh ấy, nên chi những nước có thuộc-địa trong đời bây giờ, tầu càng ngày càng nhiều, súng càng ngày càng tốt, tốn tiền tốn của, không biết là bao nhiêu, cũng chẳng qua trước là giữ lấy sự loài nòi, sau là giữ lấy quyền buôn bán. Thế mới biết loài người ta sinh ra ở trong thế giới này, những loài hơn mà mạnh thì ngày càng nở nang; loài kém loài hèn, thì sẽ phải dứt mất.

Tôi còn nhớ trước chừng 40 năm nay, người đất Nghệ-an, tên là Nguyễn-trường-Tộ, có dâng bài sớ cho vua Tự-đức nói rằng: « Nước mình lấy được nước Siêm-thành, thì nước khác cũng lấy được nước mình ». Trong buổi ấy nước ta còn là chửa hiểu việc ngoại-quộc, mà ngươi Nguyễn-trường-Tộ đã biết nói như thế, thực là một người đã có kiến-thức, lại có học hành, mà tiếc cho vua Tự-đức ta không hay dùng vậy!

Chung.