Trang:Duoi hoa (Ngoc le hon) 1.pdf/25

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 23 —

chịu cái khổ ngồi lâu ngủ gật... Bằng-lang xuống. Lê-nương tất vồn vã hỏi: Hôm nay con thuộc được mấy chữ? Thầy có yêu con không? Con có lỗng để thầy giận không? Thầy làm gì? xem sách hay là viết?... Đợi con trả lời xong, nàng mới thong dong tháo giầy, cổi áo cho: rồi đó bế đặt vào giường, buông màn ru ngủ. Con côi mẹ góa, sớm tối trông nhau; trăng lạnh buồng thu, dằn dọc không sao ngủ ngay được, nàng lại trở dậy ngồi kể đèn mà khâu vá cho quên khắc canh dài. Còn Bằng-lang thì thin thít ngủ say, có lúc nói mê, lại gọi mẹ dục sao không đi ngủ. Tiếng gọi ấy đã nhiều lần làm cho nàng phải động lòng thương cảm mà giọt châu tầm tã tuôn mưa. Một hôm, Bằng-lang hớn hở khoe với mẹ rằng: Thầy yêu con quá! Đặt con lên gối, bế con ngồi lòng, cầm tay con, hôn trán con mà bảo: Bằng-lang! Con có thể dời được lòng mẹ, lên đây ngủ với thầy không? Thầy nằm một mình buồn, dằn dọc ngủ không yên, dễ con không biết đấy nhỉ?[1] Lê-nương nghe lời Bằng-lang, ngọn lửa lòng bỗng bén đến lửa tình, sóng bể hận lại tràn sang bể ái, thở dài không đáp, nước mắt vùng quanh. Nàng tự nghĩ: Đời bây giờ lòng người đen bạc, trẻ côi gái góa, ai kẻ đoái hoài. Thế mà người này lại thiết tha chăm chút con ta, thật là người sốt sắng mà tình-tứ... Từ đấy lòng nàng đối với Mộng-Hà vẫn đinh ninh tơ tưởng, chẳng những là quí mến mà còn có khi cảm đến nỗi lệ tràn thấm khăn...

« Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào có ai. » Nóng lạnh thói đời, ở đâu cũng thế. Người ta chẳng may phải xa cách quê nhà, bơ vơ đất khách; đường trường vất vả, tiền


  1. Câu nói sao mà đê tiện thế! Ngoài các cái đê tiện khác còn tỏ ra cái vẻ một kẻ nhu nhược, ỷ-lại, không biết tự-lập, không đáng sống ở đời. Khao khát được người thương, đến nỗi không có ai thương thì điên cuồng cầu đến cả một đứa trẻ con! Khí khái nam-nhi đâu có thế!.,