Trang:Dong Duong xua va nay.pdf/38

Trang này đã được phê chuẩn.

CHƯƠNG THỨ III

Tình hình xã-hội trong xứ về năm 1860.

V giữa thế-kỷ trước những dân-tộc lập thành cõi Đông-Pháp thì đều suy-đồi cả, hoặc ít hoặc nhiều. Cái dân-tộc cần-mẫn nhất thì trong sự bành-trướng[1] của mình, một đằng sợ sung-đột với người Xiêm đang cải-cách theo phương-pháp Âu-châu, một đằng sợ sự sinh-hoạt eo-hẹp của mình vì chỉ ở trong nơi đất thấp nghĩa là một phần rất ít trong xứ. Thật vậy, có cái đại-danh mập-mờ đối với các dân-tộc nhỏ ở lân-cận không phải là làm chủ được họ.

Như sau đây xin nói đến một vài việc có thể biết được tình-hình xã-hội trong những xứ ở cõi Đông-Dương vào giữa lúc vua Gia-Long tức-vị[2] với việc tiếm-địa của người Pháp.

Nước Nam. — Về thời-kỳ ấy, ở nước Nam chia ra hai hạng người: những người có quyền-hành sai-khiến là quan-trường và nhà nho, và những người tuân-lệnh là người nhà quê. Thi-cử thì hạng người nào đi thi cũng được. Điều này thì không phải là không thật, nhưng những người thi đỗ với những người không có học cách xa nhau đến một vực một trời.

Những quyền-hành của quan-trường cũng có thể sánh như quyền hành của người trưởng-tộc. Theo cổ tục An-nam thì người trưởng-tộc có một cái quyền-hành hầu như tuyệt-đối[3] và độc nhất vô nhị, khi nào không có sự hà-lạm không thể tha thứ thì gánh lấy cái quyền-hành ấy rất là dễ chịu. Nhân-dân thì tự coi mình như trẻ con, bao giờ cũng phải có người bảo-hộ trông nom và rất là tùng-phục người có quyền-hành. Họ bị roi vọt đánh đập hình như họ cho là một sự tự-nhiên của họ rồi. Có nhiều kẻ nếu không dùng đến roi vọt thì không bắt họ vâng lời được.

Về đời vua Gia-Long năm 1807 có ông Bít-sa-se (Bissachère) viết sách ghi chép một vài điều về phong tục An-nam.

« Các hạng người ở xã-hội từ trên đến dưới đều dùng roi vọt cả, và chỉ nhờ có roi vọt mới thu được thuế dân.

« Chỉ có vua là giầu có, còn nhân-dân thì rất là khổ-sở, vì những sự tham-nhũng của những viên quan lại nho nhỏ. Những viên quan này lại bị những viên quan lớn hành-hạ và xâu-xé. Còn vua thì sai chém những

  1. Bành-trướng = lan rộng ra.
  2. Tức-vị = lên ngôi.
  3. Tuyệt-đối = không có giới han.