Trang:Dao duc va luan ly Dong Tay.pdf/9

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 7 —

Cụ ở Nam-kỳ được mấy tháng đến năm 1911 cụ theo quan Toàn-quyền A Klobukowski sang Pháp. Cụ là người rất yêu nước cho nên đi đâu cụ củng nghỉ đến việc nước luôn. Nào là cổ-động xin mau mau cải cách chánh-trị bên ta, nào là đăng báo phản đối về việc đào lăng vua Tự-Đức, cụ đi xa mà lòng cụ vẩn không xa.

Tháng chín năm 1914, những người cố-thù nhơn lúc cụ không chịu đi lính, vu cho cụ theo người Đức bỏ cụ vào nhà khám tù quốc-sự-phạm (Prison de la Santé) hơn mười tháng trời.[1] Trong lúc ấy củng có người lấy vỏ lực mà dọa nạt cụ, mà củng có người lấy đầu lưởi mà dổ dành cụ; nhưng cụ là người đả trải qua nhửng sự đau đớn, đả tầng rỏ những mánh khoé ở đời cho nên thấy vỏ lực cụ không đủ sợ, nghe dổ dành cụ không đủ xiêu; lòng son giạ sắt của cụ chưa dể ai lấy nghìn vàng mà mua chuộc được. Cụ thường nói rằng « Đả vì nước đem thân trôi nổi đến thế nầy thì không bao giờ sự phú quí làm mờ tối lòng ta được. Nếu một ngày kia dân Việt-Nam sẻ hóa ra ù-lỳ cả, ta đả cùng thế, hết sức rồi thì ta chỉ còn một cách cắt đầu quăng xuống đất không chịu để ai dày đạp ta mà củng không cho ai cướp sự tự-do của ta. » Lời nói khẳng khái thay! Lời nói rất đáng khen thay! Thật vậy, cụ là người nhờ tư tưởng tự-do mà sống, nay bảo bỏ cái tư-tưởng tự-do ấy đi thì cụ sống làm sao được?

Những người về phái xã-hội và xã-hội cấp-tiến biết cụ là người vô tội viết báo yêu cầu chánh-phủ Poincaré phải thả cụ ra. Tháng Août năm 1915 thì cụ được tha. Từ năm 1915 trở về sau cụ chuyên về nghề sữa hình phóng đại; và lúc rãnh rang thì giao-du với các hạng người trong xã-hội nước Pháp để khảo sát tính-tình phong-tục và cổ-động về việc cải-cách chánh-trị ở Đông-Dương. Mãi đến ngày 11 tháng năm năm 1924, các phái về Tã-đãng được cầm quyền thì cụ mới nhơn dịp mà về nước. Tháng sáu năm 1925 thì cụ trở về nước nhà.

Mười tám năm mây che cố quốc bây giờ đã tan, những sự mong mõi gặp người đồng-bào đồng-chủng bay giờ đã


  1. Từ tháng Septembre năm 1914 đến tháng Août 1915. Lúc nầy, ông Phan-văn-Trường củng bị bỏ khám với cụ.