Trang:Dao duc va luan ly Dong Tay.pdf/34

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 32 —

Vậy nay ta qua thâu thái luân-lý cũa Âu Tây để đem về truyền bá cho dân Việt-Nam thì ta phải nên chủ ý lắm lừa lọc lắm mới được: những đều gì đáng đem về[1] thì ta hảy đem.

Thưa các anh em đồng-bào, tôi nói từ nãy đến giờ thật cũng đã nhiều rồi vậy xin anh em cho tôi nói tắt lại rằng: Ta đã biết nước ta mất cũng vì luân-lý dân ta hèn cũng vì mất đạo-đức luân-lý, bị người khinh bĩ đày xéo cũng vì mất đạo-đức luân-lý thì ta phải cố sức sữa đổi luân-lý bồi đắp đạo-đức cũa ta. Anh em ta hảy gắn mà làm đi. (Cử tọa đều vổ tay) cụ uống hết tách nước đứng nói thêm mấy câu: Thưa anh em, tôi cũng đã biết rằng muốn khôi phục lại nền đạo-đức của một nước mà trăm việc đều đổ nát như thế nầy, không phải là việc dể nhưng nay ta bảo rằng khó không khôi phục lại nền đạo-đức củ thì biết bao giờ mới mỡ mặt với người.[2] Tôi nói đạo đức cũ không phải là con phải làm tôi mọi cho cha, vợ phải làm tôi mọi cho chồng, tôi phải làm tôi mọi cho vua đâu mà chính là cái đạo-đức trung dung của Khổng Mạnh đem dùng vào đời nào cũng được nước nào cũng được, không cổ, không kim, không đông, không tây như tôi đã nói vậy. Đạo ấy ở trong những câu: Sỉ khả sát bất khả nhục; (nghỉ là giết người học trò được, mà làm nhục thì không được) phú quí bất năng dâm bần tiện bất năng di, oai vỏ bất năng khuất thữ chi vị đại trượng phu (nghĩa là giàu sang không mê được lòng mình, nghèo hèn không đổi được trí mình, sức mạnh không buộc mình cúi đầu được thế mới gọi là đại-trượng-phu) vân vân....

Nếu ta giử được một ít đạo-đức của ta, thâu thái một ít đạo-đức của Âu-châu[3] đem điều hòa lại, rồi khoách-trương luân-lý ta ra cho có quốc-gia luân-lý nghĩa là khiến dân Việt-Nam ai ai củng đều biết nghĩa vụ đối với nước Việt-Nam Được như thế thì chẳng những nước Việt-


  1. Những đều hợp với tính chất của dân ta và có thể ích lợi cho ta thì đem về.
  2. Phàm một dân tộc nào trong khi bị té nhào xuống không giữ được đạo-đức thì không bao giờ cất đầu lên nổi.
  3. Đạo-đức Âu-châu như là: tự-do, bình đẵng, bác-ái v. v,