Trang:Dao duc va luan ly Dong Tay.pdf/24

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 22 —

Vì sao mà người ta làm được như thế? Là vì người ta có đoàn-thể, có công-đức biết giử lợi chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay đễ cho người có quyền lực đè-nén người nầy thì mai ắt củng lấy quyền lực ấy để đè nén mình, cho nên phãi hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kỷ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tai nấy! ai chết mặt ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt củng ngơ mắt đi qua hình như người bị nạn ấy, khốn ấy không can thiệp gì đến mình.

« Đả biết sống thì phải binh-vực nhau » ông cha mình ngày xưa củng đã hiểu đến. Cho nên mới có câu: « Không ai bẻ đủa cả nắm và nhiều tay làm nên bộp ». Thế thì dân tộc Việt-Nam nầy hồi cỗ sơ cũng biết đoàn thễ, biết công-ích, cũng góp gió làm bảo giụm cây làm rừng không đến nổi trơ trọi, lơ-láo, sợ-sệt, ù-lỳ như ngày nay.

Dân không biết đoàn-thễ, không trọng công-ích là bởi ba bốn trăm năm trở về đây, bọn học trò trong nước mắc cạm quyền-tước ham bả vinh-hoa cũa các triều vua mà sanh ra giả-dối nịnh hót, chỉ biết có vua mà chẳng biết có dân. Bọn ấy muốn giử túi tham mình được đầy mãi, địa-vị mình được vửng mãi, bèn kiếm cách thiết pháp-luật phá tan tình đoàn-thễ cũa quốc dân.

Dầu trôi-nổi, dầu cực khỗ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưỡng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc-nhúc lạy dưới, trăm ngàn năm như thế cũng xong! Dân khôn mà chi! dân ngu mà chi! dân lợi mà chi! dân hại mà chi! Dân càng nô-lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quí! Chẳng những thế mà thôi, « một người làm quan một nhà có phước », dầu tham, dầu nhũng dầu vơ-vét, dầu rúc rĩa cũa dân thế nào cũng không ai phẫm-bình; dầu lấy cũa dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú-quí không đua chen vào đám quan trường sao được. Quan lại đời xưa đời nay cũa ta là thế đấy! Luân-lý cũa bọn thượng-lưu (tôi không gọi bọn ấy là thượng-lưu tôi chĩ mượn hai chữ thượng-lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi) ở nước ta là thế đây!.