Trang:Dao duc va luan ly Dong Tay.pdf/21

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 19 —

đều lấy làm buồn, nhưng có mấy khi ta chịu xét đến cái gốc lẻ thắng bại đâu.

Người nào có học chữ Pháp một chút thời cũng biết rằng trong sách ấu-học hoặc sách tiễu-học, bắt đầu đều dạy; phãi thương nhà, thương người đồng-loại; vậy mà ngày nay không có một ai dám mở miệng ra nói một tiếng « thương nước » thì nghĩ có đáng chán không! Hơn sáu mươi năm nay ở dưới quyền một nước bảo hộ rất văn-minh rất tự-do mà cái mầm tự-do không nảy ra được là tự bỡi đâu?

Không phải là cái độc chuyên chế từ xưa đả thâm căng cố đế trong óc người nước ta rồi đấy ư? Tiếng thương-nước đả có luật Gia-long cấm. Nhửng kẽ học trò và dân gian không được nói đến việc nước, lo đến việc nước!

Thương nước thì phải tội tù (!) cho nên những nhà thế phiệt giữ mình cho đến nổi uốn nắn con từ trong nhà, lấy sự lo việc đời, sự thương nước làm sợ. Sợ quá! hình như nói đến sự đó thì phãi bị khinh, bị nhục như kẻ cắp kẻ trộm vậy. Rất đổi bây giờ người Nam đã ở dưới chánh-trị Pháp là giống người cho sự thương nước làm tánh tự nhiên của loài người mà cũng không ai dám nói tới, xem chừng như còn lo sợ hơn khi còn ở dưới quyền chuyên-chế nửa. Có người cho lời tôi nói là chuyện chiêm-bao, cải lại rằng: ở bên Tây (Pháp) người ta muốn dạy thương nước như vậy chớ bên này thì người ta lại không dạy như thế đâu. Hể ai nói đến thương nước thì trong sổ kín cũa sỡ Mật-thám đã ghi tên vào rồi, họ cho là phãn tây làm loạn, như vậy biểu người Annam không sợ sao được?

Việc đó tôi cũng đã biết chán, tôi xin thưa rằng cái lổi ấy bởi ông cha ta đễ lại. Cái « dây xiềng sắt » ấy chính tay ông cha ta đã làm ra đễ buộc ta. Người ta nhơn lấy đó mà cột mình chớ nào có phải người ta bày đặt ra hay là mang ỡ bên Pháp qua mà cột mình đâu! Họ làm như thế là vì họ thấy mình không biết trã lời. Nay mình trã lời như thế nầy thì họ cấm sao được: « một nòi dân cùng một giọt máu xẻ ra cùng một thứ tiếng nói, ở trong miếng đất mà ông cha nó đã đổ máu đổ mồ-hôi, đỗ nước mắt đễ vỡ vạc ra, thành một nước lưu truyền từ bốn ngàn năm đến giờ thì được phép hưỡng quyền lợi trong miếng đất ấy, được sống ở đó, chết chôn đó, giàu nhờ đó, nghèo nương đó,