Trang:Dao duc va luan ly Dong Tay.pdf/20

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 18 —

Tôi là gì? Tôi là người tùng phục vua (vua chư-hầu) hoặc là người làm nô-lệ cho vua; hoặc là người làm công cho vua. Đem mình ra nơi đầu tên mũi đạn đổi lấy một mãnh giấy vàng, một dấu ấn đỏ; gian đầu ra giữa trận mưa dầu nắng lữa để đổi lấy chung rượu lạt tiếng ban khen. Nói tóm lại tôi là người tôi mọi, đã bán rẽ vừa hồn lẩn xác cho vua vậy.

Quốc-gia luân-lý của ta từ xưa đến nay chỉ gồm có thế cho nên dân trong nước không biết dân-quyền là gì, ái-quốc là gì, nghỉa-vụ là gì. Vua của ta ngày xưa là thế, tôi của ta ngày xưa là thế, sữ-sách của ta gọi nước là như thế! cho nên dân không biết vua và nước có cái giới hạn gì khác nhau không. Vì thế! cho nên dân chĩ biết nghỉa tôn-quân mà không biết nghĩa ái-quốc, gập vua tữ tế, làm nhiều sự công-bình thì dân thương, dám liều chết ra đánh giặc giúp vua; gập vua tàn-bạo, làm nhiều đều độc ác thì dân ghét, muốn rửa hờn mở cữa thành cho giặc vào, Thí-dụ như hồi nước Pháp đánh Bắc-kỳ chỉ có 90 tên lính trong 24 giờ hạ được bốn thành mà lính Annam không ai ra bắn trả lại một phát súng. Hồi ông Nguyễn-Huệ kéo quân ở Huế ra Thăng-Long, Nguyễn-Chánh có quân đóng ở đó, chưa đánh đả thua, khiến vua Chiêu-Thống phải chạy đi đường bị dân bóc lột. Ông Mạnh có nói rằng: « vua coi dân như cỏ rác thì dân coi vua như người đi đường » đã coi như người qua đường thì còn luân-lý gì. Việc gì mà chẳng bóc lột.

Xem như vậy thì xưa nay nước ta không có quốc-gia luân lý, chỉ có một cái luật vua tôi bắt buộc dân phải theo. Vua với dân không có luân-lý gì dính dắp nhau, chẳng qua vua và tôi tớ của vua hiệp nhau lấy sức mạnh để đè nén dân mà thôi vậy.

Trừ ra đời nhà Trần thì vua với dân gần nhau lắm. Con vua củng đi chơi với con dân, những kẽ phụ-lão đều được dự bàn việc nước, và những khi vua đã truyền ngôi cho Hoàng-thái-tữ rồi thì thường đi khắp dân gian xem xét phong-tục, chánh-trị để sữa sang lại cho hiệp với lòng ước-vọng của dân; cho nên dân mến đức mà cảm phục, mấy lần tữ chiến với giặc Mông-cỗ, mấy phen hiệp sức để giúp nhà vua mới được thắng trận một cách vẽ vang như thế.

Ngày nay ta đọc đoạn vinh-dự-sử cũa nhà Trần đều lấy làm vui: ta đọc đến khúc bi thãm-sữ cũa nhà Lê nhà Nguyễn