Trang:Dao duc va luan ly Dong Tay.pdf/13

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 11 —

ta xem cách ta ăn ở có đáng cho người kính trọng không?? Sự đó không thiếu gì là gương củ ta có thễ kễ ra được. Đả mấy mươi năm nay, nhờ cái phong-chào (trào) cũa thế-giới xô đẫy mà trong nước ta củng có đảng thủ cựu đảng duy-tân, đảng hoà-bình, đảng kịch-liệt, làm ồn-ào cả lên mà rút cục lại chẵng thành hiệu quã gì. Đến khi đổ bể ra thì thấy toàn những đầu trâu mặt ngựa cả, chĩ bêu xấu cho cái danh-giá của dân-tộc mình, khiến cho người ta trông vào thấy vậy càng khinh-dễ thêm, càng vày-đạp thêm.

Ông Khỗng nói rằng: « tài giã bồi chi, khuynh-giã phúc, chi » nghĩa là mình tốt thì trời đất giúp thêm cho, mà mình đả nghiêng đổ thì trời đất lại xô đạp thêm. Ông Mạnh cũng nói rằng: « nhân tất tự vủ như hậu nhân vủ chi » nghĩa là mình có tự khinh mình thì người ta mới khinh mình. Vậy thì không trách mình thì còn trách ai! Bữa nay tôi chọn cái vấn đề nầy mà nói chuyện cùng anh em đồng bào đây chính là vì cái ý đó.

Xưa nay ta học, chỉ đọc ngoài miệng mà thôi, ít khi chịu tách bạch cho phân minh từng nghĩa nên nhiều khi hiểu lầm. Như chử đạo-đức và luân-lý ta thường cho là một nghỉa chớ không biết rằng đạo đức là đạo-đức, luân-lý là luân-lý Đạo-đức gồm cả luân-lý mà luân-lý chỉ là một phần trong đạo-đức mà thôi. Đả gọi là người thì phải có nhân, nghĩa, lể, trí, tín, cần, kiệm. Nhân là có lòng thương người; nghỉa là làm việc phải; lể là ăn ở cho có lể-độ; trí đễ làm việc cho đúng; tín là nói với ai củng giữ lời cho người ta tin mình mới làm được việc; cần là làm việc phãi siêng-năng; kiệm là ăn ở dành-giụm trong lúc no để phòng lúc đói, lúc có để phòng lúc không v.v..... Người có đạo-đức tức là người đả ở trong đạo làm người vậy. Đạo-đức đả như thế thì không có mới có cũ, có đông tây nào nửa, nghỉa là nhứt thiết đời nào người nào củng phải giữ đạo-đức ấy mới là người trọn vẹn. Dầu các nhà bác-học xướng ra học thuyết nào khác nữa, dầu các chánh-thễ khác nhau, hoặc quân-chủ, hoặc dân-chủ, hoặc cọng-sản[đính chính 1] nữa, cũng không tài nào vượt qua khỏi chân-lý của đạo-đức, nghĩa là đạo-đức thì không bao giờ thay-đổi được.

  1. Sửa: cọng-sản được sửa thành Cọng sảng: chi tiết