thường giao mặc cả cho vú sữa, cái đó rất không tốt. Nguyên một hạng người đi ở làm vú sữa, phần nhiều là những kẻ hèn-hạ, lười biếng hư ác; nếu ngày đêm nhận thay chức làm mẹ thời cái khí-vị thô xấu ấy truyền nhiễm sang, làm hại cho con mình biết bao nhiêu. Cho nên, có tham công bận việc, cũng chỉ dùng đứa ẵm thay một đôi lúc là phải. Gái ơn chồng, bồng con thơ. Không nên lười.
Thời-ngữ: Bệnh truyền-nhiễm là một chứng khó chữa.
DẪN TRUYỆN. — Bà Thái-Nhâm là mẹ vua Văn-vương nhà Chu ở bên Tầu khi xưa, đương lúc có thai, hoặc khi ngồi, khi nằm, khi đi, khi đứng, đều tất chính-đính không có nghiêng vẹo người; miệng không ăn thức nhảm-nhí, mình không mặc áo sặc-sỡ, mắt không nhìn những cái hư, tai không nghe những tiếng dâm; lại những lúc đêm thanh, sai người đem các nghĩa lý hay ở trong sách đọc cho nghe, khiến cho tiếng vào tai mình mà cảm xuống vào đến bọc thai. Cho nên sau đẻ ra vua Văn-vương, rất là thánh minh; bà Thái-Nhâm dạy một phần, vua Văn-vương đã biết đến tram phần, rồi làm nên một ông vua thánh.
Như bà Thái-Nhâm, sách khen là khéo dạy con từ trong thai.
30, — ĐỐI VỚI CON
2• — Có con bé
Đứa trẻ con từ lúc mới biết đi biết nói, cho đến tuổi lên chín, lên mười; trong khoảng ấy, sự khôn biết mới nhóm đầu, tính-chất dễ cảm nhiễm, mà