Trang:Dai guong kinh.pdf/14

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 12 —

nia đụng thúng mà đền công sỏ áo mớm cơm, đem những câu cảu-nhảu cằn-nhằn mà giả nghĩa tiếng ru trên võng thời bụng người con gái kia nghĩ sao?

Thời-ngữ[1]: Người ta, ai gặp chút khổ-sở, hay kêu cha kêu mẹ. Một tình mong ơn mãi đến già mà bụng biết ơn thường mất từ khi bé.

DẪN TRUYỆN.Đề-Oanh, con gái út Thuần-vu-Diễn là quan đời nhà Hán. Vu-Diễn phạm phải tội nhục-hình[2], bị bắt giam ở ngục. Nàng tự nghĩ không có cách gì cứu được bố, bèn đến cửa nhà vua dâng tờ thư trần tình, nói: « Thiếp thương cho kẻ đã chết không thể sống lại được, kẻ bị hình không thể liền lại được; dẫu muốn đổi lỗi sửa lại mình cho được mới mà không có cách theo. Vậy thiếp xin gán mình vào làm con ở của nhà-nước để chuộc tội cho cha; khiến cho được sửa mới mình lại.» Vua xem tờ thư, thương tình, rồi tha không cho tên Diễn và bỏ phép nhục-hình.

3. — HỮU-ÁI

Ở với anh em chị em

Người ta không giống như gỗ, đá, cho nên có thân-tình. Có thân-tình, cho nên có thân-thích. Người con gái, trong lúc còn con gái, dưới hai thân thời đến anh em, chị em là thân hơn. Cớ vì cùng bố mẹ đẻ ra, giọt máu trước, giọt máu sau, dẫu đều thành


  1. Thời-ngữ — 時 語 — Câu nói của người hiện-thì.
  2. Nhục-hình – 肉 刑 — Phép làm tội có cắt chém đến da thịt, như cắt mũi, chặt chân...