Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/92

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
98
NGO SI LIÊN

quân Nhu-viễn ở phủ-trì. Mùa Thu, tháng bẩy, ngày Canh-Thìn, vua Đường sai Triệu-Xương sang làm Đô-hộ. Xương vào cõi, lòng dân bèn yên.

Xương sai sứ dụ An. An đem quân hàng với Xương[1] Xương đắp thêm La-Thành, hơi bền-vững hơn trước; Ở ngôi mười bẩy năm, vì đau chân xin về. Vua Đường ưng cho và cất Binh-bộ Lang-Trung là Bùi-Thái sang thay Xương.

Qúy-Vị. — năm thứ 19 hiệu Trinh-Nguyên bên Đường (803) — Đô-đốc là Bùi-Thái san bỏ những đường hào ở trong thành, thành hợp làm một[2]. Tướng trong châu là Vương-Qúy-Nguyên đánh đuổi Thái. Vua Đường vòi Xương[3] hỏi về tình-hình. Xương tuổi ngoài bẩy mươi, tâu việc còn rành-rõ. Vua Đường lấy làm lạ, lại cho sang làm Đô-hộ. Xương đến, người trong châu mừng lẫn nhau. Loạn bèn yên[4].

Mậu-Tý, — năm thứ 3 hiệu Nguyên-Hòa đời Hiến-Tông Thuần bên Đường (308) Trường-Châu làm Đô-hộ Giao-châu — Trước Châu làm Kinh-lược Phán-quan, đến khi ấy thăng làm Đô-hộ, — đắp thêm thành Đại-La, tạo thuyền mông-đồng — thuyền ngắn — ba trăm chiếc. Mỗi thuyền hai mươi lăm người tay-chiến, hai mươi ba người tay-chèo. Chèo


  1. K.Đ.V.S. theo sách An-Nam Kỷ yếu chép thêm: «... Vì thế Xương được chức Kinh-lược chiêu-thảo xử-trí sứ.,. Xương đi khắp các dấu xưa, đền thờ, sông to, núi có tiếng trong các quận, góp làm bộ phủ-chí... » Và chua: « Theo Đường-thư thì Xương tên tự là Hồng-Tô, người ở Thiên-Thủy. Trước làm Thứ-sử Kiền-châu... »
  2. K.Đ.V.S. chép thêm: «... Lại đắp hai thành Hoan, Ái... »
  3. Theo Đường-thư, Xương khi ấy đương làm chức Tế-tửu, và sau đó thăng làm Tiết-độ sứ Lĩnh-Nam, vỗ-yên được các miền xa lánh. Vì công-lao thăng mãi lên đến chức Thượng-Thư bộ Công, hàm Thái-tử ​Thiếu-Bảo. Mất năm 85 tuổi, được tăng chức Đại-Đô-đốc Dương-châu.
  4. Về việc này, Ngô-Thời-Sĩ bàn rằng:

    « Diên-Hựu ngược đãi dân Thổ, mà gây việc Đinh-Kiến nổi loạn. Chính-Bình thu nặng sưu thuế, mà xui nên Anh-Hàn động binh. Trượng-Xương đến lần trước mà dân yêu, đến lần sau mà loạn định. Các quan coi ngoài biên tốt hay xấu, quan hệ là thế. Thường thì người Tâu đại-khái cho châu này xa xôi, kén người không được thận trọng. Trong lúc ấy, nhân dân sa vào bùn than, không kêu gọi vào đâu được! Đọc sử đến đây, đáng ngậm-ngùi bao nhiêu!