Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/77

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Hòa làm Thái-thú Giao-châu, cậy oai-thế vua Tùy, tuần xét các khe, động ở ngoài biên-cương. Ở châu gồm hơn sáu mươi năm các nước như Lâm-Ấp đều dâng Hòa nào sừng văn-tê, nào ngọc trai sáng, nào vàng, bạc, của báu... Cho nên Hòa giầu ngang với nhà vua! Năm ấy vua Đường đổi Giao-châu, gọi là An-nam Đô-hộ-phủ.[1]

Mậu-Tý — năm thứ 2 hiệu Trinh-Quán đời vua Thái-Tông Lý-Thế-Dân bên Đường (635), — Tôn-thất nhà Đường là Lý-Thọ làm Đô-Đốc Giao-châu, phải tội tham-tang. Vua Đường nghĩ viên Thứ-sử Doanh-châu, là Lư-Tổ-Thượng là người văn, vũ gồm tài, liền vời vào chầu, và dụ rằng: « Giao-châu lâu nay không được người.. Các viên Đô-Đốc trước, sau đều không xứng-đáng với chức-vụ. Nhà-thày có tài lược vỗ-yên biên-ấp, vậy sang trấn-trị hộ ta. Chớ vì có đường xa mà từ chối. » Tổ-Thượng lậy tạ. Rồi đó lại đem lòng hối, thoái-thác là mình có bệnh. Vua Đường sai Đỗ-Như-Hối đem chỉ ra dụ. Lư cố ý từ-chối. Lại sai anh vợ hắn là Chu-Phạm đến bảo rằng: « Kẻ thất-phu hứa với nhau, còn biết giữ lời... Nay nhà thày hứa lời trước mặt trẫm, có sai sao được! Khá mau mau khởi hành! Ba năm sẽ lại triệu về! Trẫm không ăn lời đâu! » Lư thưa rằng:


  1. Việc này K.Đ.V.S. theo sử Tầu chép là vào năm Kỷ-Mão, năm đầu hiệu Điều-Lộ đời Đường-Cao-Tông(679). Lại chép thêm: «  ​phủ-trì đóng ở Giao-châu. » và chua:

    « Theo Đường-Thư thì: Dinh phủ An-Nam Đô-hộ, vốn là dinh quận Giao-Chỉ cũ. Giao-Chỉ gồm 12 châu là: Giao, Lục, Phong, Ái, Hoan, Trường, Phúc-Lộc, Thang, Chi, Vũ-Nga, Diễn, Vũ-An. » Xét theo sử của Ngô-Thời-Sĩ thì: « Đường đổi Giao-chỉ là An-Nam Đô-hộ-phủ. Rằng An-Nam (tức Giao-châu), rằng Ái-châu, rằng Phúc-Lộc-châu, rằng Hoan-châu, rằng Phong-châu, rằng Lục-châu, rằng Diễn-châu, rằng Trường-châu, trở lên các châu ấy đều trong cõi đất nước ta. Đến như Thang-châu, Chi-châu, Vũ-Nga châu, Vũ-An châu, vị tất đã đều là đất An-Nam; mà chắc là vì bờ cõi nó có liên-tiếp với Nam-giao, nên cho thuộc về phủ Đô-hộ mà thôi! » Nay lại xét theo sách Thái-bình Hoàn-Vũ-Ký, thì « Đất cát Trường-châu đồng với Cửu-chân ». Vậy Trường-châu có lẽ gần với đất Thanh-Hóa ngày nay. Có điều là chưa rõ đích chỗ nào. Theo Đại-Thanh Nhất-Thống-Chí thì: « Trong hạt Khâm-châu hiện còn nền thành cũ của 3 huyện Ô-Lôi, Hoa-Thanh, Ninh-Hải »... Vậy thì Lục-châu thuộc về Khâm-châu bên Tầu. Nói rằng « .. đều trong cõi đất nước ta », e có phần không đúng. Lại theo trong sách Lịch-Triều Hiến-Chương của Phan-Huy-Chú, tập Địa-Dư-chí, thấy chép ​rằng: « Về đời Đường, Hưng-Hóa gọi là Chi-châu, Tuyên-Quang gọi là Thang-Châu, Thái-Nguyên gọi là Vũ-Nga-châu, mà An-bang (Quảng-Yên ngày nay) thì gọi là Vũ-Yên-châu ». Chẳng rõ căn-cứ vào đâu? Tạm chép ra đây để phòng khi tham khảo. Theo Địa-lý-chí trong Đường-Thư thì: « Giao-châu gồm 8 huyện: Tống-bình, Nam-Định, Thái-bình, Giao-chỉ, Chu-diên, Long-biên, Bình-đạo, Vủ-bình; Lục-châu gồm 3 huyện: Ô-Lôi, Hoa-Thanh, Ninh-Hải; Phong-châu gồm 5 huyện: Gia-Ninh, Thừa-hóa, Tân-xương, Cao-sơn, Chân lục; Ái-châu gồm 6 huyện: Cửu-chân, An-thuận, Sùng-bình, Quân-minh, Nhật-nam, Trường-lâm; Hoan châu gồm 4 huyện: Cửu-đức, Phố-dương, Việt-thường, Hoài-hoan; Trường-châu gồm 4 huyện: Văn-dương, Đồng-sái, Trương-sơn, Kỳ-thường; Phúc-lộc châu gồm 3 huyện: Nhu-viễn, Đường-lâm, Phúc-lộc; Thang-châu gồm 3 huyện: Dương-tuyền, Lục-thủy, La-thiều; Chi-châu gồm 7 huyện: Hân-thành, Phú-xuyên, Bình-tây, Lạc-quang, Lạc-diệm, Đa-Vân, Ân-long; Vũ-nga châu gồm 7 huyện: Vũ-Nga, Như-mã, Vũ-nghĩa, Vũ-di, Vũ-duyên, Vũ-lao, Lương-sơn; Diễn-châu gồm 7 huyện: Trung-nghĩa, Hoài-hoan, Long-trì, Tư-nông, Vũ-lang, Vũ-dung, Vũ-kim; Vũ-an châu ​gồm hai huyện: Vũ-An, Lâm-giang.» Giao-châu mới đặt từ đời Hán, gồm có 7 quận Giao-chỉ, Phong-châu đã chua trong đời Hùng-vương. Ái-châu đã chua trong đời Lương-Vũ-Đế. Chi-châu xưa là bộ Tân-Hưng, nay là tỉnh Hưng-Hóa. Diễn, Châu xưa là bộ Việt-Thường, nay là phủ thuộc tỉnh Nghệ-An. Phúc-lộc châu nay thuộc tỉnh Thanh-Hóa, nhưng chưa rõ đích chỗ nào. Trường-châu, Thang-châu, xưa là bộ Vũ-Định nay thuộc Tuyên-Quang. Vũ-Nga châu, xưa cũng thuộc Vũ-định nay là Thái-Nguyên. Hoài-Hoan nguyên thuộc Hoan-Châu. Đời Trinh-Quán đổi là Diễn-châu, rồi đó bỏ. Đến năm thứ 2 hiệu Quảng-Đức lại tách Hoan châu mà đặt ra.