Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/72

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
74
NGÔ SĨ LIÊN

xưa ». (Lời đáp thay về đất ngoài Ngũ lĩnh của Chu-Khứ-Phi đời Tống).

(11) Long-Xuyên, nay là đất Tuần-Châu. (K. Đ. V. S. cuốn I) — « Ngũ-Lĩnh là: Đỉnh Đài-Lĩnh ở Đại Dữu, ấy là ngọn thứ nhất trong Ngũ-Lĩnh; đỉnh Kỵ-Điền ở Quế-Dương, ấy là ngọn thứ hai; đỉnh Đô-Bàng ở Cửu-Chân, ấy là ngọn thứ ba; đỉnh Mạnh-Chử ở Lâm-Hạ, ấy là ngọn thứ tư; đỉnh Việt-Thành ở Thủy-An, ấy là ngọn thứ năm » (Nam-Khang ký của Đặng-Đức-Minh). « Ngũ-Lĩnh là Đại-Dữu, Thủy-An, Lâm-Hạ, Quế-Dương, Yết-Dương, đều ở trong cõi hai tỉnh Quảng » (Quảng-Châu ký của Bùi-Uyên) Phương-Dĩ-Trí nói: « Cửu-Chân xa quá! Nên lấy thuyết sau là phải ». Chu-Khứ-Phi nói: « Từ đời Tần mới có chuyện Ngũ-Lĩnh, đều chỉ vào tên núi. Xét ra thì là đường vào Lĩnh-Nam có năm lối mà thôi, không hẳn đã là núi cả. Vậy: một là lối từ Đinh-Châu ở Phúc-Kiến vào Tuần-Mai ở Quảng Đông; hai là lối từ Nam-An ở Giang-Tây qua Đại-Dữu vào Nam Hùng; ba là lối từ Tham-Châu ở Hồ-Nam vào Liên Châu; bốn là lối từ Đạo-Châu vào Hạ-Châu ở Quảng-Tây; năm là lối từ Toàn-Châu vào Tĩnh-Giang ». (K. Đ. V. S. cuốn I)

(12) « Nguyên núi Tiên-Du, có tên nữa là núi Lạn-Kha (mục cán dìu), ở huyện Tiên-Du. Trên có tảng đá bàn-cờ. Tương-truyền có người đánh