Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/34

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
36
NGÔ SĨ LIÊN

Rằng Giao-Chỉ; rằng Châu-Diên, rằng Vũ-Ninh; rằng Phúc-Lộc; rằng Việt-Thường; rằng Ninh-Hải; rằng Dương-Tuyền; rằng Lục-Hải; rằng Vũ-Định; rằng Hoài-Hoan; rằng Cửu-Chân; rằng Bình-Văn; rằng Tân-Hưng; rằng Cửu-Đức; cho các bề tôi cai-trị. Còn bộ Văn-Lang tức là nơi nhà vua đóng đô. Đặt ra tuớng văn gọi là lạc-hầu; tướng võ gọi là Lạc-tướng. Lạc-tướng sau lầm là hùng tướng. Con vua gọi là quan lang. Con gái vua gọi là mệ-nàng. Các quan coi việc gọi là bồ-chánh. Đời đời cha truyền cho con gọi là phục-đạo. Vua đời ấy đều gọi là Hùng-vương.

Khi ấy dân ở núi rừng thấy nước ở các khe các sông lớn, nhỏ, đều họp đông cá, tôm, bèn đem nhau bắt lấy mà ăn. Bị rắn và thuồng luồng làm hại, bèn tâu với vua. Vua nói: « Các giống mán ở núi, thực khác với loài ở nước. Chúng yêu cùng giống, ghét khác nòi, cho nên có nạn ấy! » Bèn sai nhân dân lấy vết mực vẽ các loài thủy quái vào mình. Từ đó thuồng-luồng trông thấy họ, không làm hại bằng sự cắn chết. Tục chổ mình của dân Bách-Việt chắc bắt đầu từ đấy.

Đời vua Hùng-Vương thứ sáu, về bộ Vũ-Ninh, ở làng Phù-Đổng (làng Gióng) có ông nhà giầu sinh một con trai. Hơn ba tuổi, ăn, uống, to béo, không biết nói, cười! Xẩy khi trong nước có giặc. Vua sai người cầu kẻ nào có tài lui được quân giặc. Hôm ấy đứa trẻ thình-lình biết nói, bảo