tên Giao-Châu, xét trong sách Cương-Mục (sử Tầu) chép rõ, thì từ năm thứ 8 hiệu Kiến-An về sau, mới gọi là Giao-Châu. Còn trước đó chỉ gọi là « quan Mục Giao-Chỉ », quan « Thứ sử Giao-Chỉ ». Trong Tấn-Chí có chép: « Khoảng đời Thuận-đế, Thái-Thú Giao-Chỉ là Chu-Sưởng, xin lập làm châu. Triều đình bàn không cho, liền bổ Sưởng làm Thứ-sử Giao-Chỉ. Đến năm thứ 8 hiệu Kiến-An đời Hiến-đế. Thứ-sử là Trương-Tân, Thái-Thú là Sĩ-Nhiếp cùng dâng biểu xin lập làm Châu, bèn đặt Giao-Chỉ làm Giao-Châu, mà cho Tân làm quan Mục Giao-Châu. Tên Giao-Châu bắt đầu từ đấy. » Sử cũ ngay năm thứ 5 hiệu Kiến-Vũ đã chép: « Quan Mục Giao-Châu là Đặng-Nhượng sai sứ dâng cống » ; năm thứ 2 hiệu Vĩnh-Hòa lại chép: « Trương Kiều làm Thứ-sử Giao-Châu »; chắc là chưa hề xét kỹ. Vậy nay cải chính ». — Sáu điều: 1) Các họ cường-hào, ruộng, nhà quá phép; lấy mạnh lấn yếu; lấy nhiều hiếp ít. 2) Các viên nhị-thiên-thạch không vâng tờ chiếu; không theo điển-chế; trái công, chăm tư; bóp-nặn làm điều gian. 3) Các viên nhị-thiên-thạch không áy-náy đến các án ngờ; hống-hách giết người; giận thì gia phạt; thích thì ban thưởng; phiền-nhiễu, bạo ngược, bóc-lột dân đen, bị trăm họ oán ghét. Núi lở, đá nứt, bầy chuyện điềm lành, điềm dữ. 4) Các viên nhị-thiên-thạch tuyển-bổ
Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/143
145
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ