Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/139

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
141
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

Phụ chú

(1) Tên huyện, đặt ra từ đời Hán, thuộc Cửu-Chân. Đời Tam-Quốc, thuộc nước Ngô, đổi là Di-Phong. Từ Tống, Tề về sau là quận-trì Cửu-Chân. Tùy bỏ tên huyện, cho thuộc về Ái-châu. Đường, trước thuộc châu Nam-Lục, sau thuộc huyện Nhật-Nam. Theo Giao-Châu ký của Tăng-Cổn: « Cư-Phong có trái núi có con trâu vàng, thường hiện lên ban đêm! Trên núi lại có cửa gió, cửa lúc nào cũng có gió! » Nay thuộc tỉnh Thanh-Hóa. Sử cũ cho là thuộc châu Vũ-Ninh (Bắc-Giang) là lầm. (K. Đ. V. S.)

(2) Theo Thủy-kinh chú thì Đồng-Trụ lại gọi là Kim-Tiêu. Sử Tùy chép: « Lưu-Phương đánh Lâm-Ấp, qua đồng-trụ của Mã-Viện sang Nam tám ngày đến đô-thành nước ấy ». Thông-điển của Đỗ-Hựu chép: « Phía Nam Lâm-Ấp, đường thủy, đường bộ qua hơn hai nghìn dậm đến Tây-Đồ-Di là nơi Mã-Viện đặt hai đồng-trụ để nêu bờ cõi ». Tân-Đường-thư chép: « Lâm-Ấp có châu Bồn-Đà-Lãng. Bãi lớn phía Nam có 5 đồng-trụ. Hình núi như chiếc tàn nghiêng. Phía Tây là mấy trùng núi. Phía Đông là biển cả. Do Mã-Viện đời Hán trồng. » Thái-bình hoàn-vũ ký chép: « Mã-Viện đánh Lâm-Ấp. Từ Nhật-Nam đi hơn bốn trăm dậm tới Lâm-Ấp. Lại hơn hai mươi dậm có nước Tây-Đồ-Di. Viện đến nước ấy,