nuôi lấy cái khí thẳng ngay, cứng mạnh đó sao?
Giáp-Thìn, — năm thứ 20 hiệu K. V. bên H. — từ đây về sau, qua Minh-đế, Chương-đế, Hòa-đế, Thương-đế, An-đế bên Hán, gồm 5 đời vua, cộng 82 năm. Chỉ có đời Minh-Đế, có người Nam-Dương là Lý-Thiện,[1] coi Nhật-Nam, làm việc lấy thương-yêu làm lòng, và khéo chiêu-dụ các dân khác phong-tục. Sau dời sang làm Thái-Thú Cửu-Chân.[2][3]
Bính-Tý, — năm đầu hiệu Vĩnh-Hòa đời Hán Thuận-đế Bảo (136) — Thái-Thú là Chu-Sưởng cho Giao-Châu là ở xa Chín Châu, ở ngoài Bách Việt, dâng biểu xin đặt ra Phương-Bá. Vua Hán cất Sưởng làm Thứ-sử, coi cả các quận, huyện.[4]
Đinh-Sửu, — năm thứ 2 hiệu V. H. bên H. (131).— Dân mán ở Tượng-lâm, thuộc Nhật Nam— đất nước Việt Thường xưa, — là bọn Khu-Liên, đánh các quận, huyện, giết các trưởng lại (quan coi đầu huyện). Thứ-sử Giao-châu là Phàn-Diễn đem quân trong châu cùng quân Cửu-chân hơn vạn người sang cứu. Quân lính sợ đi xa, mùa Thu, tháng Bẩy, quân hai quận quay lại đánh phủ-trì! (dinh Thứ-sử)![5] Thế chúng ngày thêm mạnh!
Mậu-Dần, — năm thứ 3 hiệu V. H. bên H. (138) — mùa Hè, tháng năm, Thị-Ngự-sử là Giả-
- ▲ Hậu Hán độc-hạnh truyện: Lý-Thiện có nết, có nghĩa. Đời Quang-Vũ, vời cho làm Thái-tử xá nhân. Đời Minh-Đế cất vào Công-phủ. Vì có tài trị việc phiền bận, được cất làm Thái-Thú Nhật-Nam. Sau đổi sang Cửu-hhân, chưa tới nơi thì mất.
- ▲ « Trải mấy đời mà quan lại giỏi chỉ có một người, chắc là ghi chép có sót ». (K. Đ. V. S.)
- ▲ Khâm Định Việt-Sử chép thêm:
« Nhâm Dần, năm thứ 14 hiệu Vĩnh Nguyên đời Hán Hòa-Đế (102), Hán bắt đầu đặt viên quan Tương-binh Trưởng-sử ở Tượng-Lâm.
« Theo Hậu Hán-thư: Nguyên trước hơn ba nghìn người ở Tượng-Lâm (Nhật-Nam) cướp bóc trăm họ, đốt cháy dinh quan. Quận huyện cất quân đánh, chém được kẻ chúa trùm, quân thừa mới xin hàng. Vì thế đặt ra viên Tương-binh trưởng-sử ở Tượng-Lâm, để phòng nạn ấy.
« Tượng-Lâm tên huyện, thuộc quận Nhật-Nam. Cuối đời Hán thuộc đất nước Lâm-Ấp.
« Giáp-Dần, năm đầu hiệu Nguyên-Sơ vua Hán An đế (114) mùa Xuân, tháng Hai, đất Nhật-Nam sụt, dài hơn trăm dậm ».
- ▲ « Xét trong Hậu-Hán. Bách-quan chí có chép: « Ngoài có 12 châu. Mỗi châu một người thứ-sử, trật lương sáu trăm thạch. Tứ Vũ-đế mới đặt ra 13 người thứ-sử, đem sáu điều trong chiến-thư, xét các châu, chỉ vạch những việc phi pháp. Tức là chức Giám-quận Ngự-sử đời Tần. Đến năm đầu hiệu Tuy-Hòa đời Thành-đế, cho là Thứ-sử ở ngôi hạ đại phu, mà coi xét các việc quan ăn hai nghìn hộc lương (nhị-thiên-thạch) nặng nhẹ không hợp nhau, bèn lại đặt các viên Châu-mục, trật hai nghìn hộc, ngôi ở dưới chín Khanh. Năm thứ 2 hiệu Kiến-bình đời Ai-đế, bãi chức Châu-mục, lại đặt là Thứ-sử. Năm thứ 2 hiệu Nguyên-Thọ, lại đổi làm Châu-mục. Năm thứ 18 hiệu Kiến-Vũ đời vua Quang-Vũ lại đặt 12 người Thứ-sử, mỗi người coi một châu. Còn một châu thì thuộc về viên Tư-Lệ hiệu-úy. Kịp đến hồi Trung-Bình đời Linh-đế, cho là bốn phương nổi lên giặc giã, là do Thứ-sử kém oai, bèn đổi đặt chức Mục-bá. Kén trong các quan Khanh, các quan Thượng-Thư cho ra làm Châu-Mục. Không bao lâu, Hiến-đế lại bỏ Giao-châu cho thuộc về Kinh-châu, mà Châu-mục là Lưu-Biểu lại tự đặt ra chức Thứ-sử. Có Châu-mục, lại có Thứ-sử, bắt đầu từ đấy. » Coi đó thì chức quan đặt ra, khi rằng Châu-Mục, khi rằng Thái-sử, trước sau thay đổi danh-hiệu khác nhau, nhưng cùng là viên trưởng-quan coi các quận, huyện cả. Đến như tên Giao-Châu, xét trong sách Cương-Mục (sử Tầu) chép rõ, thì từ năm thứ 8 hiệu Kiến-An về sau, mới gọi là Giao-Châu. Còn trước đó chỉ gọi là « quan Mục Giao-Chỉ », quan « Thứ sử Giao-Chỉ ». Trong Tấn-Chí có chép: « Khoảng đời Thuận-đế, Thái-Thú Giao-Chỉ là Chu-Sưởng, xin lập làm châu. Triều đình bàn không cho, liền bổ Sưởng làm Thứ-sử Giao-Chỉ. Đến năm thứ 8 hiệu Kiến-An đời Hiến-đế. Thứ-sử là Trương-Tân, Thái-Thú là Sĩ-Nhiếp cùng dâng biểu xin lập làm Châu, bèn đặt Giao-Chỉ làm Giao-Châu, mà cho Tân làm quan Mục Giao-Châu. Tên Giao-Châu bắt đầu từ đấy. » Sử cũ ngay năm thứ 5 hiệu Kiến-Vũ đã chép: « Quan Mục Giao-Châu là Đặng-Nhượng sai sứ dâng cống » ; năm thứ 2 hiệu Vĩnh-Hòa lại chép: « Trương Kiều làm Thứ-sử Giao-Châu »; chắc là chưa hề xét kỹ. Vậy nay cải chính ». — Sáu điều: 1) Các họ cường-hào, ruộng, nhà quá phép; lấy mạnh lấn yếu; lấy nhiều hiếp ít. 2) Các viên nhị-thiên-thạch không vâng tờ chiếu; không theo điển-chế; trái công, chăm tư; bóp-nặn làm điều gian. 3) Các viên nhị-thiên-thạch không áy-náy đến các án ngờ; hống-hách giết người; giận thì gia phạt; thích thì ban thưởng; phiền-nhiễu, bạo ngược, bóc-lột dân đen, bị trăm họ oán ghét. Núi lở, đá nứt, bầy chuyện điềm lành, điềm dữ. 4) Các viên nhị-thiên-thạch tuyển-bổ không công; cẩu-thả theo lòng yêu-thích; che lấp kẻ giỏi; quý trọng kẻ ngu đần. 5) Con, em các viên nhị-thiên-thạch, cậy quyền, cậy thế, thỉnh-thác người giám-sát. 6) Các viên nhị thiên-thạch, trái phép công; theo bọn dưới; xu phụ bọn hào cường; thông hành việc đút-lót; tổn-hại đến chính-lệnh. — Theo Trương Cửu-Thiền: « Hán đặt chức Thứ-sử Giao-chỉ, đóng ở An-nam, coi 7 quận Nam-Hải, Uất-Lâm, Thương-Ngô, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, Hợp-Phố. » (K. Đ. V. S.)
- ▲ Hậu Hán-thư chép: « ... Diễn tuy đánh phá được bọn làm phản, nhưng thế quân Mán ngày thêm mạnh.