3. Điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bao gồm:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động dịch vụ lưu trữ và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ do Bộ Nội vụ tổ chức.
Trường hợp có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên ngành lưu trữ thì chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
4. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đang chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Đã bị kết án về một trong các tội liên quan đến an ninh quốc gia; tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước.
5. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bị hỏng hoặc bị mất;
b) Thay đổi thông tin cá nhân trên Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
6. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Thuộc trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định việc kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ; quy định chi tiết việc cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
Chương VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LƯU TRỮ
Điều 57. Nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ
1. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển lưu trữ; văn bản quy phạm pháp luật về lưu trữ; tiêu chuẩn,