Trang:Cong bao Chinh phu 35 36 nam 2024.pdf/26

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
28
CÔNG BÁO/Số 35 + 36/Ngày 08-01-2024


Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ

Điều 28. Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

1. Nội dung quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự bao gồm:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

c) Quy định chế độ, chính sách trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

đ) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định như sau:

a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;

b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công trong phạm vi cả nước;

c) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự tại địa phương.

Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; chủ trì, phối hợp với các Ban, Bộ, ngành trung ương, địa phương thực hiện các nhiệm vụ sau đây: