Trang:Cong bao Chinh phu 1061 1062 nam 2017.pdf/32

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
33
CÔNG BÁO/Số 1061 + 1062/Ngày 29-12-2017


2. Rủi ro về nợ công bao gồm:

a) Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ;

b) Rủi ro do biến động của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn;

c) Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

d) Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn;

đ) Các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến an toàn nợ công.

3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với nợ công bao gồm:

a) Cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng;

b) Thực hiện bảo đảm tiền vay, quản lý tài sản thế chấp đối với các khoản vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ;

c) Yêu cầu đối tượng được bảo lãnh, đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài mua bảo hiểm rủi ro về tín dụng;

d) Thực hiện các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro chủ động bao gồm mua lại nợ, hoán đổi nợ, sử dụng công cụ phái sinh và các nghiệp vụ khác.

4. Các biện pháp xử lý rủi ro đối với nợ công bao gồm:

a) Cơ cấu lại nợ theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác dùng để bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ;

c) Sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định tại khoản 4 Điều 56 của Luật này và các đối tượng được bảo lãnh nhận nợ bắt buộc.

5. Căn cứ vào rủi ro cụ thể, mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với từng khoản nợ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Đề án cơ cấu lại nợ bao gồm các phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro sau đây:

a) Cơ cấu lại nợ trong nước, nước ngoài của Chính phủ;

b) Chuyển nhượng, chuyển đổi sở hữu đối với các doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ đối với Chính phủ;