Trang:Co xuy nguyen am.pdf/70

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 63 —

Dàn bài

Còn như lối dàn bài cũng tựa như cách làm thơ, cũng có khai, có thừa, có thích-thực, có nghị-luận, có tổng-kết.

Vần đầu mới mở gọi là vần lung, nghĩa là nói cho lung động ý đầu bài lên trước.

Vần thứ hai là vần biện-nguyên, phải nói nguyên ủy cho rõ ý đầu bài.

Vần thứ ba là vần thích-thực, phải tả cho hết ý nghĩ đầu bài.

Vần thứ tư là phu-diễn, hay gọi là vần thôi-hiệu, nghĩa là nói suy rộng ý đầu bài ra, rồi từ vần sau trở đi thì nghị luận mà tổng kết lại.

Cũng có bài trực phá vào thực ngay, rồi nói dần dần tự thiển nhập thâm, cốt phải đoạn-lạc[1] cho phân minh, lời lẽ cho tao nhã, sẽ xem những bài chép sau này.


PHÚ TẬP (Hiệp-thái)

Thế-tục phú (độc-vận)

(Truyền là Vy-sĩ Trần-văn-Nghĩa người thôn An-ninh huyện Vĩnh-thuận Hà-nội, soạn ra từ năm Minh-mệnh 14)

Ngán thay thế tục! Ngán thay thế tục!
Nước chẩy bến mê, gió hun lửa dục!
Suối liêm mấy kẻ đầm đìa;
Đường lợi đua nhau chen chúc.
Có trung hậu, cũng là trung hậu bạc; Nào đoái hoài phường khố rách áo ôm?
Chẳng nhơn nghĩa, gì hơn nhơn nghĩa tiền; Phải chiều chuộng kẻ vàng trăm, bạc chục.


  1. Là từng đoạn bài liên lạc với nhau.