Trang:Chuyen giai buon 2.pdf/11

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 12 —

ngu chi thể hề, lân phụng du, kiêm phi kỳ thì hề, lai hà cầu; lân hề, lân hề, ngả tâm ưu! Nghĩa là đời Đàng đời Ngu, lân, phụng nhởi, nay chẳng phải thì, nào cầu mà tới, lòng ta lo buồn, lân hởi!

Từ ấy người tuyệt bút, dứt việc tu sách xuân-thu, bỏ ăn bỏ uống, cứ việc khóc lu bù, sưng hiếp con mắt. Thầy Tử-cống hỏi: Lân chết mặc lân, cớ sao mà khóc. Đức-Phu-tử đáp rằng: Lân ra, ắt có Minh Vương; ra không nhằm thuở, mới phải người hại, lân bị hại, nghĩa là đạo ta cũng rồi.

Các đệ tử xăng văng, khuyên giải hết cách, Đức-phu-tử cũng không nguôi lòng, túng thế phải kiếm một con bò con, kết tiền điếu sáng bao phủ cả đầu mình chơn cẳng con bò. Việc rồi bèn dối Đức-Phu-tử rằng con lân đã sống lại: dắc con lân tới cho người coi.

Đức-phu-tử nghe nói, lật đật đi coi, vừa ngó thấy con lân, thì la lên rằng: ổi! Nó là con bò, kiết tiền vào nhiều thì gọi là lân.


76 — chuyện nghĩa hầu. (Khỉ có nghĩa)

Gần đất Việt, có một tên ăn mày che chòi ở ngoài đồng, nuôi một con khỉ, thường tập nó múa, cho mang lục lạc, bận đồ hoa hòe, đem đi múa ngoài chợ, để mà kiếm ăn. Người ta cho đặng ít nhiều, tên ăn mày chia với con khỉ; mưa nắng, cực khổ, đều nhờ nhau, ở với nhau như tình cha con. Cách hơn 10 năm, tên ăn mày già mà lại bịnh, không dắc con khỉ ra chợ được. Mỗi ngày con khỉ cứ quì bên đàng mà xin ăn, phụng dưỡng tên ăn mày, không thiếu bữa nào.

Đến khi tên ăn mày chết, con khỉ làm mặt bi thương, xăng văng bên tên ăn mày, dường như con khóc cha. Nó