Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 25 —

tôi nuôi nhiều lắm, mà nào lại còn tiền gửi ở nhà băng. Nếu cô bằng lòng, thì của tôi tức là của cô, tha hồ cô tiêu, tôi không dám tiếc... Vừa nói vừa nhìn, thấy Bối-Sắc cứ điềm-nhiên như không thì lại nói:

— Vậy cô còn muốn thế nào nữa? Nếu cô muốn ở một tòa nhà sang như ở kinh-thành Luân-Đôn tôi cũng có thể làm được. Muốn thế nào tôi cũng không dám tiếc, song xin đừng có tiếc tôi... Nói đến đấy liền nắm chặt lấy tay nàng. Nàng giật tay lại mà rằng:

— Tôi xin cảm tạ tấm lòng tử-tế của ông, song tôi không thể vâng lời được. Ruộng ông nhiều, của ông lắm song lòng tôi không thiết... Từ rầy trở đi, xin ông đừng nói câu truyện ấy với tôi. Kìa ông trông! Bác tôi đã đến kia! Xin ông nên coi câu truyện ấy như gió thoảng mây qua, như không có bao giờ, đừng nghĩ chi đến nữa... Mộ-Lạc đưa mắt trông, thấy có Phất-Thế sắp đi đến thật, liền hỏi:

— Cô nói thật đấy ư? Bối-Sắc nói:

Vâng! Vâng! Sao ông lại còn phải hỏi lại? Mộ-Lạc nổi khùng mà nói:

— Việc này chắc chỉ tại thằng áo-đỏ phá hại, chứ trước kia cô có thế này đâu! Thằng áo đỏ trời-tru đất-diệt kia, thù này tất có ngày phải báo! Tôi bảo thực cho cô biết: Bằng lòng hay chẳng bằng lòng, thế nào cô cũng phải chiều tôi mới phải. Đừng nghĩ trò-trẻ với tôi mà được. Thử đến Khuất-La mà hỏi, sẽ biết tôi là người thế nào!... Thế nào tôi cũng phải lấy cô. Không lấy được thì tôi liều mạng! Liều mạng mà giết thằng áo-đỏ, liều mạng mà cổ-động người nước tôi gây việc binh-đao. Dù thịt nát xương mòn, tôi cũng không sợ... Lúc nói thì ra chiều giận dữ lắm, làu-nhàu nghe chẳng còn rõ ra tiếng gì. Cặp môi lắp bắp, hai mắt gườm gườm, Bối-Sắc thấy thế có ý sợ, song cũng đáp lại một cách cứng cáp rằng: