Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 20 —

truyện trước, mà chỉ dẫn những tên các cây trong vườn cho Ước-Hàn nghe. Nửa giờ sau, hai người đã đi đến chỗ rửa lông chim lúc sáng ngày. Dưới gốc cây thấy có một tên đầy tớ đương giắt con ngựa của Mộ-Lạc. Đứa đầy tớ ấy đầu tóc bù rối, nét mặt trông rất ghê. Cứ người mà đoán thì có lẽ đến sáu mươi, mà cũng có lẽ độ hai mươi nhăm, thành-thử không rõ rằng già hay trẻ. Bấy giờ nó ra dáng tức giận. Miệng lảm nhảm chửi, hình như chửi Mộ-Lạc. Người chẳng khác con đười-ươi. Ước-Hàn nhân hỏi rằng:

— Thằng kia sao nó thế kia? Cơ-Tư mỉm cười mà đáp:

— Thằng Tán-Tắc, nó cũng ghét Mộ-Lạc, song vì sao mà nó ghét thì nó chưa nói cho tôi biết...

CHƯƠNG THỨ TƯ

Mấy hôm sau, Ước-Hàn đã khỏi, bèn học tập đến việc làm ruộng và nuôi chim. Học tập ít lâu, chàng lấy nghề nông là một nghề thú-vị lắm. Lại được thày dậy là một cô con gái, nên chàng lại thích bội-phần. Ngoài việc làm ruộng, Bối-Sắc lại dậy chàng học tiếng thổ và tiếng Hà-Lan. Chẳng bao lâu mà đã khá. Phất-Thế ở với chàng, ngày càng thân-mật. Sở-dĩ thân-mật thế, không phải là mong chàng có lúc đền ơn giúp sức, chẳng qua cùng nhau cùng một tính tình, cùng một chí-hướng cho nên tự nhiên sinh ra lòng yêu mến đấy thôi. Một hôm Phất-Thế hỏi Bối-Sắc rằng:

— Cháu xem ông Ước-Hàn tư-cách thế nào? Việc làm ruộng tuy chưa được tinh, song chăm chỉ và tấn tới tưởng cũng ít người được thế. Mới đến đây sáu tuần lễ mà ta xem xếp việc đã gọn gàng, giữ mình vẫn đứng đắn, thực là người đáng quí ở đất này. Bối-Sắc nghe lời, trong bụng nghĩ ông-bác khen thế