không cười cũng không nói. Tôi hoảng hốt, tưởng như đâu trong lúc chiêm-bao. Con nhớn cất tiếng hỏi rằng: Thưa ông! Đây có phải nhà ông Phất-Thế không! Tôi đáp: Phải! Ta là Phất-Thế đây. Hai chúng mày ở đâu đến đây vậy? Nó đáp: Thưa bác! Chúng cháu tức là cháu bác, ở bên nước Anh mới sang. Tôi rụng rời mà hỏi rằng: Mày nói gì mà lạ thế? Nó chắp tay vào ngực mà đáp: Xin ông đừng đuổi tôi ra cửa. Con Bối-Sắc em tôi nó vừa đói, vừa ướt, mệt không thể đi được nữa rồi. Nó nói xong thì khóc òa lên, con em nó cũng cất tiếng khóc. Tôi thương quá, giắt chúng nó đến bên lò sưởi, để ngồi mỗi đứa vào một đầu gối, rồi gọi con nhài đem áo cũ ra cho chúng nó thay. Áo rộng không vừa, song cũng cho mặc tạm. Tôi lại gọi đem rượu vang cho uống, và lấy bánh mì cho ăn. Chúng nó no ấm rồi, nét mặt trông tươi hơn hớn. Tôi liền gọi: Hai cháu! Lại đây hôn bác đã nào! Các cháu sao lại sang đến đây, nói cho bác biết với... Con lớn liền thuật chuyện lại, thì ra cha chúng nó là người tàn-nhẫn lạ thường. Cả ngày chỉ mê man về rượu. Rượu say rồi lại đánh vợ, không cho vợ ăn. Sau lại hành-hạ cả hai đứa con, chực bán chúng nó vào nhà-thổ. Mẹ chúng nó cực chẳng đã, nghe tôi ở bên này làm ăn khá mới định sang nương-nhờ tôi. Thu xếp được ít vốn-liếng, nhân lúc chồng vắng mới đem hai con ở Luân-Đôn trốn ra cửa bể, rồi lấy vé hạng ba mà đáp tầu sang đây. Đến lúc ông chồng về, chắc có đi tìm, song tầu đã đi rồi nên không kịp. Tầu đi được 10 ngày thì mẹ chúng nó ốm rồi mất. Hai đứa con thành ra long đong côi cút, bơ vơ không có ai là người thân-thuộc ở giữa đường. Con nhớn bấy giờ đã biết, cho nên lại thảm thương sầu khổ bằng mấy con em. Nó tuy mới 11 tuổi đầu, song khôn ngoan lắm. May nhờ trời phù hộ, khách cùng tầu dủ lòng thương đến, mới đem chúng nó đến Đức-Ban. Đến nơi, ông chúa-tầu và hành-khách góp nhau cho kẻ ít người nhiều. May có 2 vợ chồng người Hà-Lan đi chuyến tầu ấy cũng tiện lối về đây, mới cho chúng nó đi theo với... Hai người ấy đãi
Trang:Chi cung em.pdf/13
— 11 —