Trang:Buc thu ngo cung quan Tong truong thuoc dia.pdf/6

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
4
bức thư ngỏ cùng
 

Nam, mờ mịt vẫn hoàn mờ mịt, mà vẽ cho ai thưởng, nặn cho ai chơi, có sa-lông đâu mà trưng, có ô-tô đâu mà ngự; chỉ được có mấy trường kể là trường chức nghiệp giáo-dục đó mà thật cũng chẳng ích cho chức nghiệp người Nam được bao nhiêu; thành ra bọn thanh-niên nam nữ, bọn sau này phải đóng vai chính làm dân, làm người, làm nghề, làm nghiệp, đương cái bộ phận trọng-yếu về xã-hội về kinh-tế về tài-chính xứ này đều là bọn đã ăn phải cái học hành lăng lố dở dang, làm người làm dân nước Nam mà lề thói cư-xử, công chuyện làm ăn trong đất nước Nam, chẳng hiểu một tí gì cả, bi-ba bi bô được năm ba tiếng bồi chữ Pháp, nào tự-do, nào bình-đẳng, nào dân-quyền, nào tự-tôn tự-trọng, mà nói tự-do lại tưởng đâu rằng phiện cứ tự-do hút, gái cứ tự-do chơi, nói bình đẳng lại tưởng đâu rằng con bình đẳng với cha, thày bình-đẳng với tớ, nói dân-quyền lại tưởng đâu rằng sưu thuế dân có quyền không đóng, luật lệnh dân có quyền không theo, nói tự-tôn tự-trọng lại tưởng đâu rằng tự-tôn với cả trưởng thượng vua quan, tự-trọng đến cả nết hư tật xấu; cái học chữ Pháp « giả cày » của họ chưa đủ hiểu được tự-do thật là phải tự-do trong vòng hạn chế, tự-tôn tự-trọng thật là phải tự-tôn tự-trọng cái phẩm cách, cái tài nghề cho cố lấy hơn người, bình-đẳng thật là không ai nên lấn láp đến tính mệnh tài sản danh-dự quyền lợi của ai, dân-quyền thật là khắp trong một xã-hội ai cũng là dân, ai cũng lo hết nghĩa-vụ làm dân mà theo luật lệnh của xã-hội mình đã cùng định ra, giữ luân-lý của xã-hội mình đã đều chuẩn nhận; lại vì cái chữ Pháp « nửa mùa » mà đã bập bẹ được rồi xem báo-chí chữ Pháp, đọc tiểu-thuyết chữ Pháp, cái hay, cái ích trong báo chí cùng tiểu thuyết chữ Pháp không phải là không có, nhưng sức học của họ có lĩnh-thụ đâu được cho ích cho hay, chỉ nắm lấy như sẩm nắm gạy được mấy câu chuyện ăn cướp tài-tình, giết người can-đảm, ăn chơi đài-điếm, tình dục lõa lồ, sống chết coi nhẹ như lông hồng, thân danh coi phí như cỏ rác; dồn lại bao nhiêu cái dại, đắp lên bao nhiêu cái dở nà thành ra một hạng người không cha không mẹ, không nhà không nước không lễ không nghĩa, không liêm không xỉ, không nghĩ gì đến mai hậu, mà không kể gì đến cả thân mình nữa; thứ người như thế, đến lúc hết cắp cập hai buổi đi cho nhẵn đất nhà trường, lấy nê ăn nợ cha mẹ, rồi trở về nhà đối với cha, với mẹ, với anh, với em, với họ, với hàng, với làng, với xóm, không biết câu gì mà nói, không biết việc gì mà làm,