Tinh đến muốn hỏi làm vợ. Hùng-Vương hẹn rằng ngày hôm sau ai đem đồ lễ đến trước thì gả cho người ấy. Ngày hôm sau Sơn-Tinh đến trước. lấy được Mị-Nương đem về núi Tản-Viên (tức là núi Ba-vì ở tỉnh Sơn-tây).
Thủy-Tinh đến sau, thấy Sơn-Tinh lấy được Mị-Nương, tức giận vô cùng, mới làm ra mưa to, gió lớn, rồi dâng nước lên đánh Sơn-Tinh. Sơn-tinh ở trên núi không việc gì; hễ nước lên cao bao nhiêu, thì Sơn-Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu. Sơn-Tinh lại dùng sấm sét đánh xuống, Thủy-Tinh phải rút nước chạy về.
Từ đó Sơn-Tinh và Thủy-Tinh thù nhau, mỗi năm đánh nhau một lần, dân-gian cực-khổ.
Chuyện này là nhân vì ở Bắc-kỳ năm nào đến háng sáu, tháng bẩy cũng có nước lũ ở trên mạn ngược chẩy xuống, tràn vào trong đồng áng, ngập mất cả ruộng đất.
Người ta không hiểu là tại lẽ gì, mới tưởng tượng mà đặt ra truyện Sơn-Tinh và Thủy-Tinh đánh nhau vậy.
Tóm lại mà xét, nước ta khởi đầu có quốc-sử từ cuối thập tam thế kỷ: đến đời vua Thánh-Tôn nhà Trần mới có quan Hàn-Lâm Học-sĩ là Lê-văn-Hưu soạn xong bộ Đại-Việt sử-ký; chép từ Triệu-Võ-Vương đến Lý-Chiêu-Hoàng.
Hai trăm rưởi năm về sau, lại có ông Ngô-sỹ-Liên làm quan Lễ-Bộ Tả-Thị-Lang đời vua Thánh-Tôn nhà Lê soạn lại bộ Đại-Việt-Sử-Ký. chép từ họ Hồng-Bàng đến vua Lê-Thái-Tổ. Nghĩa là từ ông Ngô-sĩ-Liên, ở về thập-ngũ thế kỷ trở đi, thì sử ta mới chép chuyện về đời thượng-cổ. Xem thế thì đủ biết