— Tôi xưa nay không hay nói. Đã nói ra là bất-đắc-dĩ lắm, bác nên nghe lời tôi. Lý cười cười nói nói mà rằng:
— Ông nói chi mà úp-mở như vậy? Có gì là chứng cớ không Tâm vân nói:
— Bác mê không biết đấy thôi Người trong huyện này, còn có ai là không rõ chuyện. Tôi nói thế là đủ. Tin hay không tin tùy bác. Thôi, tôi xin ra....
HỒI THỨ SÁU
Về quê-cũ Quan-đoàn mất tích.
Thuê trinh thám Lý-Hoa vung tiền.
Tâm-vân ra rồi, Lý-Hoa nằm ngồi không yên, vội đứng dậy về nhà để dò tung tích của vợ. Lúc ấy chính là lúc Quan-đoàn đương dậy học. Lý đi qua từng gác thứ ba, bất-thình-lình nghe có tiếng đùa cười trớt-nhả. Dừng chân lại nghe, thấy có tiếng con trai hôn-môi « chùn chụt, » và có tiếng con gái nũng nịu cố giằng mình ra. Đến đấy thì gió to dập kín cửa, không nghe thấy tiếng gì nữa. Lý tức lộn ruột, không buồn về nhà nữa, lập tức ra hiệu tìm Tâm-vân, kéo ra chỗ vắng người, mà nói,
— Lời ông nói thế mà thật! Tôi đã xét ra chứng cớ ông bảo bây giờ làm ra thế nào Tâm-vân kinh-ngạc hỏi lại, Lý thuật rõ cho nghe. Tâm-vân nói:
— Chỗ đó còn là bán tín bán nghi, không làm gì Tôi sợ còn có những việc tệ hơn thế nữa. Như bá bây giờ chỉ có ba kế, không biết bác có thể theo được không? Lý nói:
— Được. Tâm-vân nói:
— Làm tài trai, ai là kẻ chịu « thả-cỏ » vợ. Kế thứ nhất là cứ lờ đi như không biết, rình bắt được quả tang, đâm chết cả đôi rồi ra toà mà nhận tội. Như thế thì tội cũng nhẹ mà cũng không thẹn là mặt trượng-phu. Kế thứ hai là nên đem nhau về quê nhà, cho nó không có dịp mà đi gió