Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 28 —

say rồi mới trở về. Hôm sau Lý viết thư cho Giác-chi, nói rằng: « Nhà tôi trước còn không thuận, song tôi phân trần về cớ nhà túng thì đã chịu nghe lời. Còn tiền nong thì tùy nhà chủ. Định thế nào nên thế, vân vân. » Giác-chi lập tức trả lời cho Úy-nùng. Úy-nùng mừng nhẩy-chân-sáo, vội viết thư sai đầy tớ đưa lên Quan đoàn, nói rằng xin đưa mỗi tháng bốn mươi đồng, và lại đính theo mười đồng làm lễ mời thày học. Quan đoàn đắc-ý nhận ngay, chọn ngày tốt khai-trường. Trước là bè bạn, nay đã thày trò, Mợ Tư cùng nàng rất nên tâm đầu ý hợp, Cô nữ-học-sinh ngọc chuốt vàng trau thuở nọ nay đã nghiễm nhiên làm một cô nữ-giáo-sư mực điểm son tô! Giác-chi vốn là một tay nhà buôn mới nổi tán tỉnh khéo, chuyện trò vui, vì cớ giới-thiệu, có ơn riêng với nàng, nên cũng thời thường đến chơi, lại cho cả một cô vợ-bé đến học nữa. Cái giao-tình thân-thiết đối với nàng, Úy-nùng với Giác-chi, so ra cũng không ai hơn ai kém. Thế là từ khi nàng ra Thượng-Hải, những kẻ biết nàng mà đem lòng say-đắm, trước sau kể đã ba người. « Một trăng mà mấy Cuội ngồi? Một gương Tư-mã mấy người soi chung! »

Nàng ở Hương-cảng lâu, đã bạo giạn hơn trước nhiều, đối với anh em nam giới, đi lại cũng không gìn giữ lắm. Vì vậy thường thường có thơ đi giấy lại với các giáo-viên và các học sinh các trường. Tiếng lành đồn xa, tiếng rữ đồn xa, mỗi khi trăng chiều hoa sớm, cảnh đẹp trời xinh, nàng lại ăn mặc lịch-sự, đi xe dong ra các phố ngoài, ai trông thấy cũng bảo nhau rằng: Con này chính là con Hồ tinh mặt-ngọc, nó đã đem nhan sắc quyến dỗ bao nhiêu người! » Những điều tiếng đó chẳng bao lâu đã đến tai Lý-Hoa, chàng điềm nhiên cho là chúng ghen ghét đặt điều, chứ trước sau vẫn một lòng tin vợ.

Sương bạc mới sa, gió vàng vừa thổi, cành ngô rụng lá, trời đã sang thu. Một hôm Lý-Hoa ở nhà ra hàng, nằm chỗ giương cũ, đương sắp đi ngủ thì bỗng thấy ngoài