tiếng, không ăn uống gì được hết. Chắc chỉ trong sớm tối là không thể chịu được nữa; ngong ngóng mong vợ chồng cháu về. được nhìn thấy mặt thì chết cũng cam tâm. Viết đến đây, bác không nỡ nói nữa ».
Quan-Đoàn đọc xong, tay run lật bật. Bà mẹ nức nở dục hai con thu-xếp về. Nàng sẽ gọi chồng vào buồng, nằn-nì xin hoãn trong một hai ngày. Chàng không nghe, nàng đành phải trở vào sắm sanh hành-lý. Chàng nhân có việc bận, lại phải đi ngay, đến mãi tối mới về. Đêm ấy cả nhà lục-đục suốt đêm. Đến sáng ra, bà mẹ, vợ chồng chàng cùng con hầu, tất cả bốn người, cùng ngồi xe ra bến, đáp tầu thủ về tỉnh. Khi đã lên tầu, chàng đưa người nhà lên sà-lông, mua bốn cái vé. Các đồ hành lý điểm lại đủ cả. Nàng ngồi một lúc, bỗng giật mình quay lại chồng mà hỏi:
— Cái thìa khóa hòm của tôi, cậu có ầm đấy không? Chàng kinh-ngạc đáp:
— Không! mợ để ở đâu, tôi không biết. Nàng nói:
— Tôi cất kỹ lắm, để tôi trở về lấy. Chàng nói:
— Mợ rõ nhiễu sự quá! Tầu sắp nhổ neo rồi, về thì ra sao kịp? Nàng nói:
— Để tôi cho phu xe thêm tiền, nó cố chạy; vừa đi vừa về chỉ trong mười lăm phút. Còn kịp chán không hề chi. Chàng đành phải nghe lời, lại hỏi
— Thế mợ có cần ai đi theo không? Nàng nói:
— Sao cậu lẩn thẩn thế! một người đi còn sợ chậm, huống hồ lại thêm người nữa! Nói xong, dứt áo lên bờ.
Mười phút sau, còi tầu đã « tu-tu » báo hiệu nhổ neo. Lý-Hoa luống cuống, ngồi đứng không yên, ngong ngóng trông vợ về, song càng mong càng mất. Một lúc sau, tầu đã phá sóng chạy ra ửa bể, mà tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra Bà mẹ không thấy con dâu, lại giầy vò con trai. Chàng vừa tức vừa giận, ngồi ngây ra như tượng gỗ. Chiều hôm, tầu đã đến tỉnh. Mẹ con lên bộ rồi thuê thuyền