Nói đến đấy thì cơn siễn đã kéo lên, thở ỳ-à-ỳ-ạch... Một lát, lấy tay bấm chuông điện, gọi thằng nhỏ vào rồi nghiêm nét mặt mà bảo rằng:
— Mày mau ra gọi chú Tám-Trình cùng Lý-Hoa vào đây Ta có việc cần phải dặn.
Thằng nhỏ đi một lúc thì hai người kia đã theo nhau bước vào. Tám-Trình là tay tài-phú ở trong hàng, nguời đã nhiều tuổi lõi đời, bao nhiêu việc suy hơn tính thiệt hằng ngày đều do một tay chàng cả. Còn Lý-Hoa thì tuổi tuv trẻ nhưng nét mặt coi ra người đứng đắn làm thợ bánh ở trong hàng ấy các bạn đồng nghiệp ở Hương-cảng không ai là có hoa tay bằng chàng, cho nên tiền công đã cao mà ông chủ đối đãi cũng biệt nhãn.
Tám-Trình vào, làm ra bộ vui vẻ mà nói:
— Hôm nay coi ra ông đã khỏe, không thấy siễn như mọi hôm rồi.
Tạ-ông gượng cười, gật đầu đáp lễ lại hai người, rồi quay sang Tám-Trình mà nói:
— Tôi bây giờ già yếu lắm, vậy định sang năm sẽ về quê nghỉ, việc buôn bán giao cho thằng em và phiền các bác trông nom giúp. Tâm huyết nửa đời tôi ở cả đấy mà cơm áo một nhà tôi cũng trông cả vào đấy, tôi cũng sợ nó trẻ-tuổi chưa quen việc song đã chắc có các bác nên tôi cũng được yên lòng.
Nói đến đấy, lại quay lại Lý-Hoa mà rằng:
— Cái hoa tay của bác đã nổi tiếng gần xa. Chỗ thày trò cũ đừng thấy vắng tôi mà sinh bụng đứng núi này trông núi nọ.
Lý-Hoa chưa kịp đáp thì Tám Trình đã thưa lại rằng:
— Ông già thật, song vẫn còn sứ trai tưởng chưa nên về nghỉ vội mới phải. Thế nhưng ý ông đã quyết như vậy thì cậu nhà ta là người thông minh lanh lợi, việc trong hàng chắc là sẽ thu xếp được ra thổn ra vải. Chúng tôi đã chịu lời ủy thác thì phàm việc gì có thể gánh vác