Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 11 —

làm lành, cảm tạ rồi lui ra. Thiếu-my liền tính trả tiền công, ngoài số tiền công lại đưa thêm năm chục đồng, và các thức đồ hộp để dùng trong khi đi đường, nói rằng làm ăn với nhau đã lâu, gọi là đôi chút để tỏ tấc lòng với người cũ. Lý-Hoa nhận lấy, trong lòng không sinh nghi chút nào cả. Chàng tự cho là cửa hàng ấy nhờ có chàng mà trong mấy năm, năm nào cũng lãi nhiều lắm; vậy thì món tiền này cũng là tay ta làm ra, chính là đáng cho ta được lấy; cho bấy nhiêu có thấm vào đâu. Hôm sau chàng liền về Quảng-châu, rồi đó mới theo lối về thăm quê cũ.


HỒI THỨ BA

Nghe tán dời nhà ra hải-cảng
Nể lời y hẹn đến cao-lâu

Người vợ Lý-Hoa tên là Quan-đoàn. Cái tên ấy là khi nàng học ở tỉnh có một tay chính-khách muốn tòm-tem đặt hộ. Khi về nhà chồng, hòm dương chất đầy những sách, song cũng chẳng có mấy quyển khá, phần nhiều là tiểu thuyết, thơ ca cùng sách học ở nhà trường. Tăng-Thành là một miền ít người đi học, nhất là về con gái, vọc vạch được mấy chữ đã là nổi danh nữ-sĩ rồi! Vì vậy nàng có mở một trường học tư, dậy cho các chị em áo vải quần nâu, chễm chệ đã lên ngôi cô giáo! Thường khi nàng vẫn ăn mặc lối đạo-cô, điểm nhạt đôi mày, trông thực không kém gì một vị tiêu-sa trên trần thế. Chỗ ngồi bầy cũng nhã, ngoài bút nghiên ra còn có đôi lọ cắm mấy cành đào, cành mận. Lúc ngồi dậy học, người ngoài trông tưởng đâu như Phật-bà mới giáng. Bởi vậy các học trò gái thường gọi là đức « Ngọc-Quan-Âm. » Tết ra, học trò còn nghỉ, ông chồng vừa về. Cỏ nội pha xanh, hoa vườn đua nở; con oanh học nói, tơ liễu buông mành; tình sinh cảnh, cảnh sinh tình, thiều-quang chín chục riêng dành phần ai... Lý đã khéo làm bánh, mà nàng