Thảo luận:Di chúc
Tôi ngờ rằng chú giải chữ "dương cùng" (trong câu "Số thầy sinh phải lúc dương cùng") là "ý nói nhà thơ đã đến ngày tận số" không chính xác. Theo logic, ở đoạn này Nguyễn Khuyến đang nói đến thời điểm mình sinh ra, rồi luận về cuộc đời mình đã sống ("Đức thầy đã mỏng mòng mong, tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy..."), vv... Tôi đã đọc bài thơ này đăng trên Việt nam Thư quán cũng có cùng một chú thích như vậy và rất hoài nghi. Theo tôi hiểu, thời điểm "dương cùng" có lẽ là ngày 30-9 vì theo Kinh Dịch thì tháng 9 là tháng dương. Tuy nhiên tài liệu để nghiên cứu không có sẵn nên chỉ nêu ý kiến cá nhân của tôi ở đây để người đăng bài tham khảo. Wikipedia tiếng Việt có đăng tiểu sử Nguyễn Khuyến như sau: "Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ..." Nếu theo tiểu sử này thì ông thọ có 74 tuổi, vậy mà trong bài Di chúc ông viết: "Kém hai tuổi xuân đầy chín chục", không hiểu thông tin nào đúng?! Thành viên:Kienanhdo
- Đây là chú thích trong tập Thơ Nguyễn Khuyến, XB 1994, trang: 112. Vì là bản dịch, không phải văn bản của tác giả nên ta tôn trọng thông tin trong tài liệu. Bạn tham khảo bài Di chúc văn
- Trong cuốn Nguyễn Khuyến và giai thoại do Bùi Văn Cường sưu tầm và biên tập, Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, 1987, trang 153. Đăng Niên biểu Nguyễn Khuyến thì: Nguyễn Khuyến sinh ngày 15-2-1835 (tháng 1 Ất Mùi) năm Minh Mệnh thứ 16, ở quê ngoại làng Ngòi, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên (tỉnh Hà Nam Ninh).
- Theo ý kiến một số cụ già ở địa phương nhà thơ thì bài này là do ông Trần Tán Bình dịch trong buổi đưa ma Nguyễn Khuyến. Nên tôi nghĩ ông này hiểu nhầm ý nhà thơ trong bài thơ chữ Hán:
Mở đầu bài di chúc, Nguyễn Khuyến đã viết:
- Ngã niên cập bát bát,
- Ngã số phùng cửu cửu.
Hai câu ấy có thể dịch là:
- Tuổi ta vừa tám tám,
- Số ta gặp vận dương cửu.
Vậy "tám tám" không phải là tám mươi tám tuổi, mà là tám lần tám tức sáu mươi tư tuổi [Đúng với số tuổi (64) mà năm (1898) ông làm bài thơ này bằng chữ Hán]. Còn nếu là tám mươi tám tuổi thì theo cách gọi xưa ông phải viết là "bát thập bát" chứ không thể nói là "bát bát" được. Vậy câu thơ trên nếu dịch đúng theo ý của tác giả Phải dịch lại là:
- Kém sáu tuổi xuân đầy bảy chục
Vũ Huy Chiểu đã dịch theo thể ngũ ngôn:
- Tuổi tám tám vừa tới,
- Số cửu cửu trùng phùng.
- Than ôi! Đức thầy mỏng,
- Mà thọ hơn tiên công.
- ...
(Theo tạp chí Hán Nôm số 1, 1991) --Duyphuong (thảo luận) 11:33, ngày 29 tháng 11 năm 2010 (UTC)
- Tài liệu viết về thơ văn Nguyễn Khuyến không thống nhất về người dịch bài này. Quyển thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb. Văn học, In lần thứ hai, 1979 nói: "các sách chép thơ của Nguyễn Khuyến" còn lưu trữ ở thư viện Khoa học xã hội đều ghi là tác giả diễn âm, nhưng theo ý kiến một số cụ già ở địa phương nhà thơ, thì bài này do cụ Trần Tán Bình dịch trong buổi lễ đưa ma cụ Nguyễn Khuyến. Nhưng theo quyển Tam nguyên Yên Đổ của Hoàng ý Viên thì bài Di chúc đã có hai người diễn ra quốc âm là Vũ Huy Chiểu (Tú tài Hán học) và Đào Vũ Môn (Cử nhân Hán học đã dịch bài này).Đã có ý kiến nhận xét:
- Nếu là tác giả tự dịch thì không khi nào có sự nhầm lẫn thô bạo đến như thế về tuổi thọ của mình.
- Nếu là của Trần Tán Bình dịch ngay trong khi đưa đám cụ Nguyễn Khuyến thì cũng là điều đáng ngờ vì "là môn sinh và dịch ngay trong tang lễ" thì không thể nào lại không biết rõ tuổi thầy để đến nỗi dịch sai đi tới 10 tuổi.
--Duyphuong (thảo luận) 13:32, ngày 11 tháng 5 năm 2011 (UTC)
- Bác Phuongcacanh có tìm được tài liệu nói về năm sinh năm mất của ông Trần Tán Bình không ạ? Nếu ông Trần Tán Bình mất quá 50 năm thì bản dịch này có thể để trên Wikisource được, không cần phải xóa. Tranminh360 (thảo luận) 10:22, ngày 8 tháng 5 năm 2011 (UTC)
Một phát hiện mới về cách dịch 2 câu thơ mở đầu bài Di chúc của Nguyến Khuyến.
sửaThử bàn thêm về cách dịch 2 câu thơ mở dầu bài “Di chúc” của Nguyến Khuyến. Trúc Diệp Thanh (giới thiệu)
Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến là nhà khoa bảng,nhà thơ yêu nước tài danh thuộc thế kỷ 19,mất vào đầu thế kỷ 20.Thân thế và sự nghiệp của ông được sưu tầm đầy đủ,trình bày minh bạch.Đã có nhiều nhà nghiên cứu với hàng chục công trình nghiên cứu về con người và thơ Nguyễn Khuyến trong đó đáng kể nhất là công trình nghiên cứu của cố nhà thơ Xuân Diệu đã được xuất bản thành sách dày vài trăm trang vào thập kỷ 60,thế kỷ 20.Tôi có được hiểu biết về Nguyễn Khuyến cũng nhờ đọc tác phẩm này.Tuy nhiên cho đến nay sau hơn nữa thế kỷ tôi vẫn day dứt về một câu hỏi từng được Xuân Diệu phát hiện nhưng vẫn để ngỏ chưa có lời giải trong tác phẩm của mình.Đó là về tuổi thọ của Nguyễn Khuyến.Theo lý lịch Nguyễn Khuyến sinh năm Ất Mùi (tức năm 1835) và mất năm Kỷ Dậu (tức 1909),thọ Dương 74,thọ Âm 75 tuổi.Nhưng trong bài thơ Di chúc (có nơi gọi là bài “Trị mệnh” tức “lời trăn trối”) hai câu mở đầu Nguyễn Khuyến viết:”Ngã niên trị bát bát-Ngã số phùng cửu cửu” (我年值八八,我數逢九九..).Về hai câu trên, cho đến nay,trên các tài liệu chính thức vẫn sử dụng hai lời dịch.Dịch nghĩa:”tuổi thầy gặp quẻ bát thuần (vừa hết);Số thầy gặp quẻ dương cùng (đã hết).Phổ biến hơn là bài dịch thơ với hai câu mở đầu:”kém hai tuổi đầy chín chục,số thầy sinh phải lúc dương cùng”.(bài dịch Di chúc bằng thơ mở đầu bằng 2 câu như trên có nơi chép là tác giả tự dịch nhưng một số cụ cao niên cho rằng do cụ Trần Tán Bính dịch lúc đưa ma cụ Nguyễn Khuyến).Như vậy theo lý lịch thì Nguyễn Khuyến thọ 74- 75 tuổi (tùy cách tính theo DL hay ÂL) nhưng theo Di chúc thì cụ sống đến 88 tuổi!Vậy con số nào là thật? Cho đến nay câu hỏi vẫn bỏ ngỏ chưa có lời giải đáp.Vài năm trước đây nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn có đưa ra một cách giải thích: “bát bát” trong bài Di chúc không phải là con số 88 mà phát âm theo hai chữ “bá bá” theo tiếng Trung Quốc là chỉ “người già”nói chung!Tác giả không giải thích 2 chữ“cửu cửu” ở câu tiếp theo. . Người viết bài này không phải là nhà nghiên cứu văn học cũng không thạo Hán ngữ.Song là người ham đọc sách cũng có biết đôi chút chữ Hán,cũng là người rất yêu thơ Nguyễn Khuyến từ ngày còn ngồi ghế nhà trường, từ lâu cũng đã có một phương án giải đáp câu hỏi trên nhưng tự nghỉ là “chuông khánh còn chẳng ăn ai”(Xuân Diệu còn chưa giải mã) nên vẫn đắn đo chờ các bậc thức giả lên tiếng.Đến nay mạnh dạn trình bày mong được kiến giải. Để dịch đúng 2 câu thơ mở đầu Di chúc,theo tôi cần quán triệt 2 đặc điểm: -Một là:Nguyễn Khuyến sinh vào năm Ất Mùi, Minh Mạng năm thứ 15(1835),đỗ đạt và làm quan dưới triều Tự Đức,lúc Nhà nước phong kiến Việt nam mất Độc lập trở thành nô lệ dưới ách thực dân Pháp.Nguyễn Khuyến làm đến chức quan đầu tỉnh (Án sát,Bố chánh) nhưng do bất mãn với thời cuộc,ông đã cáo quan về quê sống cuộc đời ẩn dật với “bầu rượu túi thơ”.Ông đã thành danh trong giai đoạn này,được lịch sử ghi tên vào danh sách các nhà thơ yêu nước thế kỷ 19 với một di sản thơ chữ Hán,thơ Nôm có giá trị văn hóa cao. Nguyễn Khuyến sống và sáng tác thơ vào thời lúc “Nho tàn,Tây thịnh”,văn hóa Tây phương đã bắt đầu xâm nhập pha loãng tập quán,truyền thống lâu đời của xã hội Nho giáo Việt nam.Chữ Quốc ngữ đã chính thức thay thế chữ Hán trong giao dịch,cách tính tuổi đã bắt đầu cách tính theo dương lịch xen lẫn cách tính theo âm lịch.Hiện nay cách tính tuổi theo dương lịch đã trở thành tập quán quen thuộc nhưng vào cuối thế kỷ 19 đây vẫn là vấn đề còn mới mẻ. .
-Hai là: tài năng thơ của Nguyễn Khuyến nổi bật trên hai lĩnh vực: là nhà thơ trữ tình xuất săc,đồng thời là nhà thơ trào phúng với tiếng cười châm biếm nhẹ nhàng kín đáo nhưng thâm thúy,chua cay rất đặc sắc.Ông cười bọn quan lại tham lam vơ vét hại dân, cười bọn hãnh tiến nhố nhăng,cười cái bi hài của nền Hán học cuối ngày tận số,cười Vua,cười Tây,cười cả chính mình…Nguyễn Khuyến đã sử dụng tài tình trò chơi chữ nhằm mục đích châm biếm ,hài hước.Ví dụ Chu Mạnh Trinh từng đoạt giải nhất về thơ Nôm,Nguyến Khuyến làm giám khảo có phê một bài làm Chu phật ý nên gửi tặng chậu hoa Trà là loại hoa “hửu sắc vô hương” ngụ ý nói Nguyễn Khuyến đau mắt không thấy sắc đẹp (cái hay trong thơ của Chu)!Nguyễn Khuyến biết ý tặng lại Chu bài thơ”Sơn trà” có câu “tầm thường tế vũ kinh xuyên điệp”(“thường khi mưa nhỏ cũng xuyên thủng lá”-tác giả mắng người tặng hoa Trà là “phường xỏ lá” với lời dịch:”mưa nhỏ những kinh phường xỏ lá”)! ”Tiêu sắt thần phong khủng lạc già(có bản chép’oán lạc già’)”.Dịch nghĩa:”gió to luống sợ lúc rơi già” Già là cái đài hoa nhưng cũng có nghĩa là cái bìu dái.”Lạc già” là “thót dái” ý tác giả mỉa mai Chu sợ “thót dái”.
Căn cứ vào hai đặc điểm trên, vận dung vào trường hợp Nguyễn Khuyến viết Di chúc cho thấy:tác giả viết Di chúc vào thời điểm giao thời giữa hai cách tính tuổi theo Âm lịch và theo Dương lịch.Theo Âm lịch là cách tính truyền thống tập quán phương đông đã quá quen còn cách tính theo Dương lịch là mới được du nhập còn mới mẻ.Viết Di chúc là lúc tác giả đã dự cảm năm Kỷ Dậu là năm cuối đời của mình.Việc có người biết trước ngày tận số của mình không phải là hiếm nhất là với những người am hiểu Kinh Dịch.Nguyễn Khuyến đã đỗ đại khoa chắc hẳn không lạ gì Kinh Dịch.Trước khi chép Di chúc,Nguyễn Khuyến đã có bài thơ “Lụt năm Ất Tị “(1905) có câu”Tị trước,Tị này chục lẽ ba” (Tỵ trước 1893 đến 1905 là 13 năm) Bài thơ “Tự thọ” (1908) nói rõ:”Năm nay tớ đã bảy mươi tư”chỉ một năm trước khi chép Di chúc, chứng tỏ Nguyễn Khuyến đã thành thạo trong tính năm theo Âm lịch và chuyễn sang cách tính theo Dương lịch,đã tính tuổi chính xác của mình.Đến khi chép Di chúc nhẩm lại năm sinh là Ất Mùi (1835) tác giả nhận thấy 1835 là con số ẩn chứa 2 con số 8 (8 và 3+5),năm cuối đời dự cảm là năm Kỷ Dậu với con số 1909 có chứa 2 con số 9. Theo Kinh Dịch.chữ số mà loài người dùng xuất xứ từ Bát Quái Chu Dịch bao quát hết thảy vạn vật, vạn sự trong thế giới tự nhiên.Bản thân chữ số có năng lượng, trường khí đặc định của nó, mổi mặt riêng lẽ của chữ số đều có thuộc tính Âm Dương,Ngũ Hành nhất định.Số học kết hợp với Bát quái,Ngũ hành,Phong thủy có thể đoán định đã được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh...v.v.Đông y có phương pháp chữa bệnh theo tượng đồ Bát quái,không dùng thuốc mà dùng tượng số ứng với bệnh lý của tạng phủ.Trong số học con số 8 được xem là đại diện cho sự thành công,may mắn còn số 9- số “dương cùng” càng có ý nghĩa hơn,được xem là con số của hạnh phúc an lành và thuận lợi,con số tượng trưng cho sự vĩnh cửu đẹp đẽ.: nơi yên nghỉ vĩnh hằng được cho là có 9 con suối(cửu tuyền),nơi ngự trị của hoàng đế được đặt trên bệ có 9 bậc (cửu trùng)… . Với trình độ am hiểu và khả năng vận dụng Kinh Dịch và phát hiện năm sinh, năm cuối của dời mình đều có những “con số đẹp”(bát bát,cửu cửu) cùng với tính hài hước(Xuân Diệu gọi là “hu-mua”,tiếng Pháp houmour nghĩa là hài hước),Nguyễn Khuyến đã viết hai câu thơ mở đầu Di chúc nói rõ vòng đời của mình từ năm sinh đến năm mất là 74 tuổi (DL)75 tuổi (ÂL) nhưng theo “cách chơi chữ,đùa vui” với con cháu.Từ thực tiễn như trên,hai câu:”Ngã niên trị bát bát;Ngã số phùng cửu cửu” phải dịch nghĩa: ”Năm sinh thầy chứa 2 con số 8 (1835);số kết thầy gặp năm có 2 con số 9(1909)” tính ra là 74 tuổi DL,tuổi Âm là 75 tuổi.Vì vậy,theo tôi, bài dịch Di chúc bằng chữ Hán không phải do tác giả tự dịch mà do người khác như các cụ cao niên nói là cụ Trần Tán Bình dịch là có cơ sở.Tác giả nói mình sống thọ 88 tuổi nhưng chép Di chúc vào năm 75 tuổi tức sớm trước 13 năm là điều vô lý.Nguyễn Khuyến khi viết Di chúc vào năm Kỷ Dậu còn hoàn toàn minh mẫn không thể viết:” thầy kém 2 tuổi đầy chín chục” một cách ngớ ngẩn như vậy! Trần Tán Bình vốn là môn sinh của cụ Nguyễn Khuyến từng đỗ Tiến sĩ,từng làm Đốc học, rồi Tuần Vũ…nhưng Trần Tán Bình không phải là Nguyễn Khuyến nên khi dịch di chúc của Nguyễn Khuyến, Trần Tán Bình cũng chỉ đạt ở mức chữ nghĩa thông thường chưa lột tả chất “hu-mua” của Nguyễn Khuyến trong 2 câu thơ mở đầu Di chúc.
Hà Nội tháng 01 năm 2014. Nguồn: theo bài "Nguyễn Khuyến thọ bao nhiêu tuổi" của Lê Ngân đăng trên Tạp chí Thanh tra số Xuân Giáp Ngọ (2014).