Từ điển Taberd/Dictionarium Anamitico-Latinum/Compendium versificationis Anamiticæ

COMPENDIUM VERSIFICATIONIS ANAMITICÆ.

Cùm ad texendum versus in quaalibet linguâ necessaria sit istius linguæ perfecta cognitio, pauca igitur et sufficientia ad propositum nostrum dicemus, ut qui linguam anamiticam apprimè callent, et præsertim si ipsis sint faciles in carmina musæ, pro suo libitu possint verba numeris nectere.


Lược bày niêm luật làm vãn làm thơ.

Tiếng nào tiếng nào mặc lòng ai rõ tiếng ấy toàn hảo thì mới làm vãn làm thơ cho nhằm phép ; vậy ta sẽ dón một ít điều vừa đủ, hầu ngừơi có tài có trí mà làm việc ấy đặng hay niêm luật ấy.

Trong tiếng an nam có hai dấu chỉ vần nào vắn, vần nào dài ; vần vắn gọi là trắc, vần dài gọi là bình. Các tiếng có dấu nặng, sắc, hỏi, và ngã, thì vần ấy gọi là trắc (brevis accentus.) và các tiếng có dấu huyền hay là chẳng có dấu gì, thì vần ấy gọi là bình (accentus longus.) Vậy trứơc hết ta sẽ nói về cách làm vãn (compositio metrica.) vì dễ hơn, đoạn sẽ nói về cách thức làm thơ (carmen.) Thừơng lề khi đặt vãn thì câu trước phải có sáu chữ, câu sau thì tám chữ. Có ca rằng : nhứt, tam, ngũ, bất luận ; nhì, tứ, lục, phân minh, nghiã là phải cứ niêm luật như cách thức dưới nầy, ấy luật về câu thứ nhứt gọi là câu trứơc ; bằng về câu sau thì ca rằng : nhứt, tam, ngũ, thất, bất luận, nhì, tứ, lục, phân minh, hãy xem bài sau nầy.

Vãn.




1 Đội ơn chúa cả ba ngôi,
Trắc, bình, trắc, trắc, bình, bình,
Trīnō ūnīquĕ Dĕō prōmō dē pēctǒrĕ grātēs,
2 Dựng nên muôn vật cho tôi hưởng dùng,
Trắc, bình, bình, trắc, bình, bình, trắc, bình,
Usūs ād nōstrōs clēmēns cūnctă crĕāns,
3 Chúa thỉ chung,
Trắc, bình, bình, trắc, bình, bình,
Omnĭpŏtēns sĭnĕ prīcĭpĭō sĭnĕ finĕ mănēbit,
4 Thường sinh thường vượng không cùng không sai,
Bình, bình, bình, trắc bình, bình, bình, bình,
Mōrtĕ cărēns, scēptrō frēnāt cūnctă sũō,
5 Chúa toàn đức toàn tài,
Trắc, bình, bình, trắc, bình, bình,
Nūmēn pērfēctūm nūmēn sūmmēqŭe pĕrītūm,
6 Suốt trong trời đất không ai tày.
Trắc, bình, bình, trắc bình, bình, trắc, bình.
Nōn sĭmĭlis cælo vēl qūa tērraw pătēt.

Chữ thứ nhứt là chữ Đội thì nên đặt trắc hay là bình ; song đặt trắc thì tốt hơn, vì chữ ấy là chữ mở câu cùng là chữ đầu bài vãn. Chữ thứ hai là Ơn, thì phải đặt bình mà thôi. Chữ thứ ba là Chúa, thì thường lề phải đặt trắc, song nếu chữ ấy làm cho trái nghĩa thì đặt bình cũng đặng. Chữ thứ bốn là Cả thì phải đặt chữ trắc. Chữ thứ năm là Ba thì phải đặt bình, nếu chữ ấy làm cho trái nghiã thì đặt trắc cũng đặng. Chữ thứ sáu là Ngôi thì phải đặt bình mà thôi, ấy về câu trên là câu sáu chữ thì làm vậy. Ta nói về câu dưới là câu tám chữ. Chữ thứ nhứt là Dựng. Chữ thứ ba là Muôn. Chữ thứ năm là Cho. Chữ thứ bảy là Hưởng, thì bốn chữ ấy bất luận tiếng bình hay là trắc ; bằng chữ thứ hai là Nên, thì phải đặt bình mà thôi. Chữ thứ bốn là Vật, thì phải đặt tiếng trắc. Chữ thứ sáu là Tôi thì phải cho bình và phải đặt một tiếng cho hạp một vận cùng tiếng thứ sáu trong câu trước như ngôi và tôi. Chữ thứ tám là Dùng, thì phải cho bình ; đến hai câu kế theo thì cũng phải giữ các đều như trước. Song có một đều nầy phải lo cẩn thận là bây giờ đặt chữ thứ sáu trong câu thứ ba là Chung, thì phải cho tiếng hạp vận cùng chữ thứ tám trong câu thứ hai là Dùng ; lại phải lo cho chữ thứ sáu trong câu thứ bốn hạp vận cùng chữ thứ sáu trong câu thứ ba như Cùng và Chung ; phải cứ làm vậy luôn cho đến cùng vãn, chẳng có sự gì lạ khác.


Niệm luật làm thơ

Có ca rằng : nhứt, ta, thì bất luận ; nhì, tứ, ngũ, lục, phân minh ; nghiã là chẳng phải giữ chữ thứ nhứt và thứ ba, song phải giữ chữ thứ hai, thứ bốn, thứ năm, thứ sáu cho nhặt. Vậy khi làm thơ có hai cách, một là cách mở bình ; hai là cách mở trắc. Lại trong một bài thơ, thì có bốn câu, gọi là bốn cặp cũng là tám hàng, gọi một hàng là nửa câu ; câu thứ nhứt gọi là câu mở ; câu thứ hai gọi là câu trạng ; câu thứ ba gọi là câu luận ; câu thứ bốn gọi là câu kết. Lại mỗi câu phải có một cặp mới thành một câu. Ta sẽ nói về cách làm thơ gọi là cách mở bình.


Phán xét công bình thơ.

1

Hãi hùng kinh khiếp hỡi ngừơi ta,
Hei mihi! cunctorum subitus tremor occupat artus,
Chúa xét công bình chẳng thứ tha,
Ecce venit judex strictè jura ferens,

2

Công bẵng mũi lông không khuất lấp.
Ut meritum vitas hominumque et crimina quærat.
Tội dầu hơi thở cũng nghiêm tra,
Ipsum etiam fugiet nusquam culpa levis,

3

Bấy giờ ngãi tử giao thần thánh,
Turba ministra Dei fidos assumit amicos,
Khi ấy tội nhơn phú qủi ma.
Aufert peccato fœdum inferna cohors.

4

Bỡi đó mười răn tua nắm giữ,
Ergo jussa Dei servemus mente fideli,
Rượu trà cờ bạc chớ mê sa.
Alea luxuries vinumque ite procul.

Ta cắt nghiã cách thứ ấy từng đều cho rõ hơn ; trong nửa câu trước thì kẻ làm thơ phải xem trong đề thơ ấy nói về sự gì cho đặng đặt tiếng hạp ý bài thơ ấy, hầu cho nửa câu sau gọi là câu vào đề, đặng rước lấy ý mà đem vào đề cho thật việc nói ; trong nửa câu trạng trước gọi là câu trạng thượng, phải nói tích thật và các lẽ trong bài thơ ấy cho rõ ràng ; lại phải lo cho nửa câu trạng sau gọi là câu trạng hạ đặng tiếng đối nửa câu trạng trước. Trong câu luận trước gọi là câu luận thượng, thì phải bàn lại lẽ hay là sự gì trong bài thơ ấy ra làm sao. Lại trong câu luận hạ là nửa câu sau, khi luận lẽ phải lo mà đặt trong cây ấy tiếng đối nửa câu trước là câu luận thượng, chẳng những phải đối cho xứng tiếng mà lại phải đối xứng ý nữa, như nên xem trong bài mở bình đã viết trên. Trong câu kết phải nói kết lại lẽ trong bài thơ ; hoặc bài chỉ sự tốt thì phải khen và khuyên bắt chước, hoặc bài chỉ sự xấu thì phải chê và khuyên đừng bắt chước, hoặc bài chỉ sự dữ, hay là phần phạt tội, thì phải khuyên xa lánh sự ấy và khuyên làm lành cho đặng phần thưởng, &c. Lại có một đều nầy phải giữ cho nhặt, là đừng đặt chữ cho trùng tiếng hay trùng ý trong bốn cặp ấy : ấy vậy khi muốn đặt thơ cách mở bình, thì trong nửa câu trước là Hãi hùng kinh khiếp hơi ngừơi ta ; thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho bình, mà chữ thứ bốn, thứ năm cho trắc, ấy là nữa câu trước thì làm vậy, đến nửa câu sau là Chúa xét công bình chẳng thứ tha, thì phải giữ chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho trắc, và chữ thứ bốn cùng là chữ thứ bảy cho bình. Trong câu trạng thượng là Công bẵng mũi lông không khuất lấp, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ năm cho bình. Trong nữa câu trạng là câu trạng hạ như Tội dầu hơi thở cũng nghiêm tra ; thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho bình, và chữ thứ bốn, thứ năm trắc, song chữ rốt trong câu nầy thì phải hạp một vận cùng chữ rốt trong câu vào đề, mà câu vào đầu phải hạp một vận cùng câu mở như ngừơi ta, tha, lại cũng phải lo cho chữ rốt trong câu luận hạ, và chữ rốt trong câu kết hạ hạp một vận cùng các chữ rốt mới kể đó, như ma, sa, hạp vận cùng ta, tra, tra. Ta nói đến câu thứ ba gọi là câu luận thượng là Bấy giờ ngãi tử giao thần thánh, thì phải giữ chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho bình, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho trắc. Đến nửa câu sau gọi là câu luận hạ là Khi ấy tội nhơ phú qủi ma, thì phải giữ chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho bình. Qua câu thứ bốn là câu kết thượng nhữ Bỡi đó mười răn tua nắm giữ, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ năm cho bình ; đến nửa câu sau là câu kết hạ như Rượu trà cờ bạc chớ mê sa ; thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu thứ bảy cho bình, và chữ thứ bốn, thứ năm cho trắc ; ấy là cách làm thơ khi mở bình thì làm vậy. Bây giờ ta nói đến luật phép làm thơ các mở trắc.

Bắt đạo thơ.

1

Lừng lẫy oai hùm tiếng đã răn,
Dentibus infrendens sitiensque ut tigris acerba,
Chỉ truyền cấm đạo khắp xa gần ;
Relligionem arcet passìm rector atrox ;

2

Thánh đàng chốn chốn đều tiêu triệt.
Hìc ubì cernuntur res sanctæ avulsaque templa.
Giáo hữu ngừơi ngừơi chịu khổ bần.
Grex Christi innocuus pœnis afficitur.

3

Linh mục giảo lưu, hình thảm khắc,
Vir sacer immiti gladio laqueove necatur
Cận thần trảm quiết lính đồ thân.
Fidus truncatur, milesque exul abit.

4

Há rằng vương đế làm nhơn chánh !
Quæ gens ulla tuum princeps celebrabit honorem !
Sao nỡ phiền hà hại chúng dân.
Qui pascis lacrymis et torques populum.

Trong cách mở trắc thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho bình, ấy về nửa câu mở trước thì làm vậy ; bằng nửa câu sau thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho bình, và chữ thứ bốn, thứ năm cho trắc. Qua câu thứ hai là câu trạng thượng, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho bình, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho trắc. Đến câu trạng hạ thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu trắc, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho bình. Qua câu luận thượng thì phải lo giữ chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ năm cho bình. Đến nửa câu sau là câu luận hạ, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho bình, và chữ thứ bốn, thứ năm cho trắc. Qua câu kết thượng, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho bình, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho trắc. Đến nửa câu sau là câu kết hạ, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho bình. Song phải lo chữ rốt trong câu kết hạ, trong câu luận hạ, và trong câu trạng hạ hạp một vần cùng chữ rốt câu nhập đề, và chữ nhập đề ấy phải cho hạp vận cùng chữ rốt câu mở ; như rân, gần, bần, thân, dân. Song phải nhớ đều nầy, là trong các câu hai thơ trước nầy, dầu mở cách bình hay là mở cách trắc, thì chữ thứ nhứt và chữ thứ ba, thì nên đặt bình trắc bất luận, còn các chữ khác thì phải cứ niêm luật.

Cách thức đặt thơ năm chữ.
Bốn mùa thơ

1

Xuân du phương thảo địa,
Vere novo pergratum invisere amœna vireta,
Hạ thưởng lục hà trì.
Æstu nymphæas aspectare libet.

2

Thu ẩm hồng nho tửu,
Autumno recreant spumantia munera Bacchi
Đông ngâm bạch tuyết thi.
Brumâ opus est niveos ore ciere modos.

Khi muốn đặt thơ năm chữ, thì chẳng phải giữ chữ thứ nhứt, vậy trong câu trước thì phải đặt chữ thứ hai, thứ ba cho bình, thứ bốn, thứ năm cho trắc. Đến nửa câu sau, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ ba trắc ; thứ bốn, thứ năm bình. Qua câu sau thì phải giữ chữ thứ hai, thứ năm cho trắc, và chữ thứ ba, thứ bốn cho bình. Đến nửa câu sau thì phải đặt chữ thứ hai, thứ năm cho bình, chữ thứ ba, thứ bốn cho trắc. Lại phải lo cho chữ rốt câu nầy hạp một vận cùng chữ rốt câu trước, như thi và trì ; cũng phải giữ một đều nầy nữa, là mỗi một câu chia ra làm hai phần, thì phải đặt chữ thứ nhứt phần dưới cho đối chữ thứ nhứt phần trên ; như xuân cùng hạ, thu cùng đông ; mà các chữ khác thì cũng phải đối như vậy ; cách nầy thì tốt và hay, song rất khó đặt cho nên việc, ai muốn làm thơ năm chữ thì phải đặt ít nữa là hai cặp, ai muốn đặt bốn cặp thì cũng đặng.


Cách thứ làm văn khi người ta đã qua đời, Kẻ ngoại gọi là văn tế, kẻ có đạo gọi là đức tính.
(Latinè funebris concio.)

Trong cách thứ làm văn, mà kể công nghệp cùng nhơn đức người nào đã qua đời, thì phải đặt thể nầy ; trước hết thì phải biết mỗi bài văn có ba lúc, lúc thứ nhứt gọi là lúc mở, lúc thứ hai gọi là lúc đức tính, lúc thứ ba gọi là lúc ôi. Lại trong một bài văn chẳng có hạn phải đặt là bao nhiêu câu, cùng chẳng có hạn mỗi câu là bao nhiêu chữ, mặc ai muốn đặt dài văn bao nhiêu thì cũng đặng, nhưng mà phải giữ cách đặt thể nầy ; một là đặt bốn câu cách đối, hai là đặt hai câu liên đối, ba là đặt sáu câu cách đối ; vậy các câu ấy ta sẽ chỉ trong thể thức sau nầy. Lại phải giữ đều nầy nữa, là ai muốn đặt vần bình hay là vần trắc thì cũng đặng, song nếu đặt vần bình, thì phải giữ mỗi tiếng rốt trong câu câu thứ bốn cách đối, và tiếng rốt trong câu thứ hai liên đối, và tiếng rốt trong câu thứ sáu cách đối cho bình, cùng hạp một vần cùng nhau từ đầu bài văn cho đến cùng ; bằng muốn đặt vần trắc thì mỗi tiếng rốt cũng phải đặt cho trắc cùng hạp một vần với nhau như vậy, ta cũng sẽ chỉ đều ấy trong thể thức sau nầy nữa cho dễ hiểu.

Mẫu văn đặt vần bình.

Hỡi ôi.
Câu thứ 1 cách đối. Phép chúa khiến đổi dời,
Câu thứ 2 cách đối. Cơ hội ấy ai không thảm thiết,
Câu thứ 3 cách đối. Hễ ngừơi đời sống thác,
Câu thứ 4 cách đối. Cớ sự nầy ốt đã rõ ràng.*
Câu thứ 1 liên đối. Tưởng đến lòng nên chua xót.
Câu thứ 2 liên đối. Nghe thôi dạ rất thảm thương.*

Nhớ cha xưa.
Câu thứ 1 liên đối. Vốn dòng sang trọng,
Câu thứ 2 liên đối. Nên đấng khôn ngoan.
Câu thứ 1 cách đối. Bé nương ấm thung huyên,
Câu thứ 2 cách đối. Hằng cấp củm văn phòng bốn bạn,
Câu thứ 3 cách đối. Lớn trổ tài tùng bá,
Câu thứ 4 cách đối. Khéo dửng dưng danh lợi hai trường.*
Câu thứ 1 cách đối. Lòng dốc lòng khí tục tinh tu,
Câu thứ 2 cách đối. Chẳng chuộc xe vời ngựa rước,
Câu thứ 3 cách đối. Chí quyết chí siêu phàm nhập thánh,
Câu thứ 4 cách đối. Y thà níp đội bầu mang.*
Câu thứ 1 cách đối. Vun đức quén nhơn,
Câu thứ 2 cách đối. Rèn bảy khắc tiết ngời gương rạng,
Câu thứ 3 cách đối. Nắm mình sửa tính,
Câu thứ 4 cách đối. Chống ba thù ngút bạt gía tan.*
Câu thứ 1 cách đối. Thương là thương hay thủ ngãi quyết xá sinh,
Câu thứ 2 cách đối. Khi đang thế hiểm gập ghềnh,
Câu thứ 3 cách đối. Cũng gượng gạo chơn trèo đèo tay chống gậy,
Câu thứ 4 cách đối. Cám làm cám đã tận tâm thêm kiệt lực,
Câu thứ 5 cách đối. Ở giữa chiến trường chật hẹp,
Câu thứ 6 cách đối. Chiu lao đao ngày dãi nắng tối dầm sương.*

Ôi.
Câu thứ 1 liên đối. Bình chìm trâm gãy,
Câu thứ 2 liên đối. Núi lở sét ran.*
Câu thứ 1 liên đối. Mây sầu giăng tở mở,
Câu thứ 2 liên đối. Mạch thảm chảy mê man.*
Câu thứ 1 cách đối. Chớ chi gắng gổ một hai năm ra đến trường an.
Câu thứ 2 cách đối. Việc hội thánh sửa sang rồi sẽ khuất,
Câu thứ 3 cách đối. Chẳng nữa lần hồi năm bảy tháng trở về Gia định,
Câu thứ 4 cách đối. Cho chúng con thấy mặt kẻo lòng thương.*
Hơ ôi thương thay.

Cách phải cứ cho đặng làm văn vần bình.

Trước hết khỉ sự đặt hai tiếng Hỗi ôi ; đoạn thì đặt bốn câu cách đối, gọi tiếng cách đối nghiã là câu thứ nhứt thì đối với câu thứ ba, như câu Phép Chúa khiến đổi dời, thì đối câu Hễ ngừơi đời sống thác ; mà câu thứ hai thì đối với câu thứ bốn, như câu Cơ hội ấy ai không thảm thiết, thì đối câu Cớ sự nầy ốt đã rõ ràng ; vậy khi đặt bốn câu cách đối trong bài vần bình, thì phải lo cho chữ rốt trong câu thứ nhứt đặng bình, như chữ dời, chữ rốt trong câu thứ hai đặng trắc như chữ thiết, chữ rốt trong câu thứ ba đặng trắc như chữ thác, chữ rốt trong câu thứ bốn đặng bình như chữ ràng ; còn các tiếng khác trong bốn câu ấy, nếu tiếng thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ nhứt trắc, thì tiếng thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ ba phải bình ; bằng hai tiếng ấy trong câu thứ nhứt bình, thì đặt tiếng thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ ba cho trắc, mà tiếng thứ ba, thứ bốn, thứ năm, &c. thì cũng giữ vậy ; bằng gặp tiếng nào trái nghiã trái ý mà giữ chẳng đặng thì cũng không làm sao ; vậy câu thứ hai và câu thứ bốn thì phải đặt cách bình trắc cũng như câu thứ nhứt với câu thứ ba, lại khi đặt câu thứ nhứt cho đối câu thứ ba thì chẳng những đối cho xứng tiếng mà thôi, song cũng đối cho xứng ý nữa. Câu thứ hai cũng đặt cho đối xứng câu thứ bốn như vậy nữa. Bây giờ đến hai câu liên đối, gọi tiếng liên đói nghiã là câu thứ nhứt thì đối với câu thứ hai chẳng có câu nào khác xen vào giữa, như câu Tưởng đến lòng thêm chua xót, thì đối câu Nghe thôi dạ rất thảm thương, trong hai câu liên đối nếu chữ thứ nhứt, thứ hai trong thứ nhứt trắc, thì chữ thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ hai phải đặt bình, bằng hai chữ ấy trong câu thứ nhứt đã đặt bình, thì phải đặt hai chữ ấy trong câu thứ hai cho trắc, các chữ khác trong hai câu nầy cũng giữ như vậy ; bằng tiếng nào trái nghiã trái ý nên giữ chẳng đặng, thì không hề gì ; nhưng mà phải giữ cho nhặt chữ rốt trong câu thứ nhứt cho trắc, chữ rốt trong câu thứ hai cho bình, mà chữ rốt trong câu thứ hai nầy chẳng những cho bình mà thôi, song cũng phải lo cho hạp một vận cùng chữ rốt trong câu thứ bốn cách đối, như thể ràng, thương ; ấy trong lúc mở thì thường đặt một lúc cách đối cùng một lúc liên đối mà thôi, song cũng đặng đặt nhiều hơn nữa, &c. Bây giờ qua lúc đức tính, thì trước hết đặt rằng : Nhớ cha xưa, hay là mẹ, &c. đoạn thì đặt hai câu liên đối, như câu Vốn dòng sang trọng, thì đối câu Nên đấng khôn ngoan, trong hai câu liên đối nầy, cũng phải đối cho xứng nhau cùng giữ cách bình trắc như hai câu liên đối trước, lại chữ rốt trong câu thứ hai nầy, cũng phải đặt cho hạp một vận cùng chữ rốt trong câu thứ bốn cách đối trước, cùng chữ rốt trong câu thứ hai liên đối trước nữa ; thì dụ ràng, thương, ngoan ; ví bằng ai muốn đặt hai câu liên đối khác nữa tiếp theo hai câu liên đối nầy thì cũng đặng, bằng không thì cũng đặng, đoạn thì đặt bốn câu cách đối, như câu thứ nhứt Bé nương ấm thung huyên, thì đối câu thứ ba Lớn trổ tài tùng bá ; mà câu thứ hai Hằng cấp củm văn phòng bốn bạn, thì đối câu thứ bốn Khéo dửng dưng lợi hai trường ; trong câu cách đối nầy cũng phải đối cho xứng nhau, cùng giữ cách bình trắc như bốn câu cách đối trước ; thí dụ ngoan, trường ; từ bốn câu cách đối nầy cho đến cùng lúc Đức tính, thì thường đặt bốn câu cách đối luôn, song muốn đặt xen vào hai câu liên đối hay là sáu câu cách đối thì càng hay, lại trong lúc Đức tính thì chẳng có hạn phải đặt mấy câu liên đối, mấy câu cách đối, vậy ai muốn đặt bao nhiêu thì mặc ý. Bây giờ đặt bốn câu cách đối khác kế theo bốn câu cách đối trước, cùng giữ các đều như vậy, cũng như câu thứ nhứt Lòng dốc lòng khí tụ tinh tu, thì đối câu thứ ba Chí quyết chí siêu phàm nhập thánh ; mà câu thứ hai Chẳng chuộng xe vời ngựa rước, thì đối câu thứ bốn Ý thà níp đội bầu mang ; các câu cách đối sau nầy thì cũng cứ như vậy. Khi nào đặt sáu câu cách đối xen vào, thì đặt câu thứ nhứt cho đối câu thứ bốn như câu Thương là thương hay thủ ngãi quyết xá sinh, thì đối câu Cám là cám đã tận tâm thêm kiệt lực, câu thứ hai thì đối câu thứ năm, như câu Khi đang thế hiểm gập ghềnh, thì đối câu Ở giữa chiến trường chật hẹp ; câu thứ ba thì đối câu thứ sáu, như câu Cũng gượng gạo chơn trèo đèo tay chống gậy, thì đối câu Chiu lao đao ngày dãi nắng tối dầm sương ; vậy trong sáu câu cách đối thì chữ rốt trong câu thứ nhứt cho bình, chữ rốt trong câu thứ hai cho trắc, chữ rốt trong câu thứ ba cho trắc, chữ rốt trong câu thứ bốn cho trắc, chứ rốt trong câu thứ năm cho bình, chứ rốt trong câu thứ sáu cho bình ; còn các chứ khác thì giữ sự bình trắc như khi đặt bốn cách đối. Khi đặt gần cùng lúc Đức tính, thì phải nói về sự nhuốm bệnh mà chết ; bây giờ đến lúc ôi, thì phải nói những lời thảm thiết thương tiếc ; vậy trước hết thì đặt một tiếng ôi, đoạn thì đặt hai câu liên đối, bằng có đặt hai câu liên đối khác tiếp theo hai câu liên đối trước thì cũng nên, mà hai câu liên đối trước cùng hai câu liên đối tiếp theo, cũng phải giữ các cách như đã nói trong lúc trước, cũng như câu Bình chìm trâm gãy, thì đối câu Núi lở sét ran ; lại hai câu liên đối tiếp theo, như câu Mây sầu giang tở mở, thì đối câu mạch thảm chảy mê man ; lại phải giữ chữ rốt trong câu thứ hai liên đối cho hạp một vần cùng chữ rốt trước, thí dụ vần trước là ràng, thương, thì bây giờ đặt vần ran, man ; đoạn thì đặt bốn câu cách đối cũng phải giữ cách đặt như trước, như thể câu Chớ chi gắng gổ một hai năm ra đến trường an, thì đối câu Chẳng nữa lần hồi năm bảy tháng trở về Gia định ; mà câu Việc hội thánh sửa sang rồi sẽ khuất, thì đối câu Cho chúng con thấy mặt kẻo lòng thương ; từ bốn câu cách đối nầy cho đến cùng lúc ôi, thì đặt bốn câu cách đối luôn, song muốn đặt giặm vào hai câu liên đối hay là sáu câu cách đối thì cũng nên, lại trong lúc ôi cũng chẳng có hạn phải đặt bao nhiêu câu, ai muốn đặt bao nhiêu câu thì mặc ý. Khi đặt đã cùng bài văn rồi, thì phải đặt một câu nầy rằng : Hỡi ôi thương thay.


Mẫu văn đặt vần trắc.

Hỡi ôi :
Câu thứ 1 cách đối. Xưa có kẻ lui về phật kiểng,
Câu thứ 2 cách đối. Chiếc dép hãy di tông,
Câu thứ 3 cách đối. Nay như thầy thẳng tách thiên đàng,
Câu thứ 4 cách đối. Nửa lời khôn phụ nhỉ.*
Câu thứ 1 liên đối. Trăm mình ỷ khó chuộc cầu,
Câu thứ 2 liên đối. Muôn kiếp no nao đặng thấy.*

Nhớ Đức thượng sư xưa.
Câu thứ 1 liên đối. Ghẽ tục phong lưu,
Câu thứ 2 liên đối. Nên trang cơ trí.*
Câu thứ 1 cách đối. Vui đạo thánh tạm lìa quê quán,
Câu thứ 2 cách đối. Nước lang sa từ áng công danh,
Câu thứ 3 cách đối. Sửa tước trời mong hóa sinh dân,
Câu thứ 4 cách đối. Cõi nam việt gá duyên ngư thủy.*
Câu thứ 1 cách đối. Thức thì thức thế,
Câu thứ 2 cách đối. Khôn ngoan qúa khỏi đấng phàm gian,
Câu thứ 3 cách đối. Bất kị bất cầu,
Câu thứ 4 cách đối. Thong dong ở ngoài vòng tục lụy.*
Câu thứ 1 cách đối. Thành diên khánh ách hơn trần thới,
Câu thứ 2 cách đối. Tư bề thỉ thạch sư sanh,
Câu thứ 3 cách đối. Vui trong đất trùng vây,
Câu thứ 4 cách đối. Thành qui nhơn hiểm qúa hàm quan.
Câu thứ 5 cách đối. Mấy trận công thu trừ ốc.
Câu thứ 6 cách đối. Quyết ngoài trời thiên lý.*
Câu thứ 1 cách đối. Những tưởng dược năng y kì bệnh,
Câu thứ 2 cách đối. Nên trở về Gia định vâng tiếng tơ mà xướng khúc khởi hoàn,
Câu thứ 3 cách đối. Bằng hay nghiệm bất kiến kì quan,
Câu thứ 4 cách đối. Đã ở lại kì sơn chịu di chỉ cho an lòng, sự đệ.*
Câu thứ 1 cách đối. Thuở đi thì gần kề hai võng,
Câu thứ 2 cách đối. Đàng phong sương xa tách vơi vơi,
Câu thứ 3 cách đối. Khi về thì phong cẩn một quan,
Câu thứ 4 cách đối. Thuyền li hận chở đầy phé phé.*
Ôi.
Câu thứ 1 liên đối. Nữa gối du tiên,
Câu thứ 2 liên đối. Ngàn năm biệt mị.*
Câu thứ 1 liên đối. Tòa khách tinh mây phủ mịt mù,
Câu thứ 2 liên đối. Dinh lữ thứ màn không vắng vẻ.*
Câu thứ 1 cách đối. Ngàn trùng quan tác.
Câu thứ 2 cách đối. Xa xuôi cách dặm cố hương,
Câu thứ 3 cách đối. Ba thước lữ phần,
Câu thứ 4 cách đối. Quạnh qủe gởi miền dị địa.*


Cách phải giữ mà đặt văn vần trắc.

Trong lúc mở thì trước đặt hai tiếng Hỡi ôi, đoạn thì đặt bốn câu cách đối, là câu thứ nhứt cho đối câu thứ ba, như thể câu Xưa có kẻ lui về phật kiểng, thì đôi câu Nay như Thầy thẳng tách thiên đàng ; mà câu thứ hai thì cho đối câu thứ bốn, như thể câu Chiếc dép hãy di tông, thì đối câu Nửa lời khôn phụ nhỉ ; vậy khi đặt bốn câu cách đối trong bài vần trắc thì phải đặt chữ rốt trong câu thứ nhứt cho trắc, như chữ kiểng, chữ rốt trong câu thứ hai cho bình như chữ tông, chữ rốt trong câu thứ ba cho bình như chữ đàng, chữ rốt trong câu thứ bốn cho trắc như chữ nhỉ ; còn các tiếng khác trong bốn câu ấy nếu tiếng thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ nhứt đã đặt trắc, thì tiếng thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ ba phải đặt bình, bằng hai tiếng ấy trong câu thứ nhứt đã đặt bình, thì đặt hai tiếng ấy trong câu thứ ba cho trắc, mà tiếng thứ ba, thứ bốn, &c. thì cũng giữ như vậy, bằng gặp tiếng nào trái nghĩa trái ý mà giữ chẳng đặng cũng không làm sao. Vậy câu thứ hai và câu thứ bốn phải giữ cách bình trắc cũng như câu thứ nhứt với câu thứ ba, lại khi đặt câu thứ nhứt cho đối câu thứ ba thì chẳng những đối cho xứng tiếng mà thôi, song cũng đối cho xứng ý nữa. Đoạn đến hai câu liên đối thì câu thứ nhứt đặt cho đối với câu thứ hai, chẳng có câu xen vào giữa, như câu Trăm mình ỷ khó chuộc cầu, thì đối câu Muôn kiếp no nao đặng thấy ; trong câu liên đối, nếu chữ thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ nhứt đã đặt bình, thì phải đặt chữ thứ nhứt, thứ hai trong câu thứ hai cho trắc, bằng hai chữ ấy trong câu thứ nhứt đã đặt trắc, thì phải đặt hai chữ ấy trong câu thứ hai cho bình, mà các chữ khác trong hai câu nầy cũng giữ như vậy ; ví bằng gặp tiếng nào trái nghĩa trái ý mà giữ chẳng đặng thì không hề gì ; nhưng mà phải giữ cho nhặt chữ rốt trong câu thứ nhứt cho bình, chữ rốt trong câu thứ hai cho trắc, mà chữ rốt trong câu thứ hai nầy chẳng những đặt cho trắc mà thôi song cũng phải đặt cho hạp một vần cùng chữ rốt câu thứ bốn cách đối, như thể nhỉ, thấy ; lúc mở thì thường đặt bấy nhiêu câu mà thôi, song cũng đặng đặt nhiều hơn nữa. Bây giờ qua lúc đức tính thì trước hết đặt rằng : nhớ cha xưa, hay là mẹ, &c. đoạn phải đặt hai câu liên đối như câu Ghẽ tục phong lưu, thì câu Nên trang cơ trí, trong hai câu liên đối nầy cũng phải đối cho xứng nhau, cùng phải giữ cách bình trắc như hai câu liên đối trước, lại chữ rốt trong câu thứ hai nầy cũng phải đặt cho hạp một vần cùng chữ rốt trong câu thứ bốn cách đối trước cùng chữ rốt trong câu thứ hai liên đối trước nữa ; thí dụ, nhỉ, thấy, trí ; ví bằng ai muốn đặt hai câu liên đối khác tiếp theo hai câu liên đối nầy thì cũng đặng ; bằng không thì cũng đặng, đoạn thì đặt bốn câu cách đối như câu thứ nhứt Vui đạo thánh tạm lìa quê quán, thì đối câu thứ ba Sửa tước trời mong hoa sinh dân, mà câu thứ hai Nước lang sa từng áng công danh, thì đối câu thứ bốn Cõi nam việt gá duyên ngư thủy ; trong bốn câu cách đối nầy cũng phải đặt cho đối xứng nhau, cùng giữ cách bình trắc như bốn câu cách đối ; lại chữ rốt trong câu thứ bốn nầy cũng phải đặt cho hạp một vần cùng chữ rốt trong câu thứ hai liên đối trước, thí dụ tí, thủy ; bây giờ từ bốn câu cách đối nầy cho đến cùng lúc Đức tính, thì thừowng đặt bốn câu cách đối luôn, song muốn đặt xen vào hai câu liên đối hay là sáu câu cách đối thì càng hay, mà trong lúc Đức tính chẳng có hạn phải đặt bao nhiêu câu như thể đã nói trước ; bây giờ đặt bốn câu cách đối khách kế theo bốn câu cách đối trước, cũng giữ các đều như vậy, cũng như thể câu thứ nhứt Thức thì thức thế, thì đối câu thứ ba Bất khị bất cầu, mà câu thứ hai Khôn ngoan qúa khỏi đấng phàm gian, thì đối câu thứ bốn Thong dong ở ngoài vòng tục lụy ; chữ lụy nầy thì phải hạp một vần cùng chữ Trí như Thủy trước ; các câu cách đối sau thì cũng giữ như vậy. Khi nào đặt sáu câu cách đối xen vào, thì phải đặt câu thứ nhứt cho đối câu thứ bốn, như thể câu Thành diên khách ách hơn trần thới, thì đối câu Thành qui nhơn hiểm qúa hàm quan ; mà câu thứ hai thì phải đặt cho đối câu thứ năm, như thể câu Tư bề thì thạch sư sanh, thì đối câu Mấy trận công thu trừ ốc ; mà câu thứ ba thì phải đặt cho đối câu thứ sáu, như thể câu Vui trong đất trùng vây, thì đối câu Quyết ngoài trời thiên lí, vậy trong sáu câu cách đối, thì chữ rốt trong câu thứ nhứt cho trắc ; chữ rốt trong câu thứ hai cho bình, chữ rốt trong câu thứ ba cho bình, chữ rốt trong câu thứ bốn cho bình, chữ rốt trong câu thứ năm cho trắc, chữ rốt trong câu thứ sáu cho trắc, còn chữ chữ khác thì giữ cách bình trắc như khi đặt bốn câu cách đối. Bây giờ qua đến lúc ôi, thì trước phải đặt một tiếng Ôi ; đoạn thì đặt hai câu liên đối, như thể câu Nữa gối du tiên, thì đối câu Ngàn năm biệt mị ; hai câu liên đối nầy cũng phải giữ các đều như trước, và chữ rốt trong câu thứ hai cũng phải đặt cho hạp một vận cùng những vận trước, thí dụ Lí, mị ; bằng có đặt hai câu liên đối khác tiếp theo hai câu liên đối trước thì cũng nê, bằng không thì chẳng làm sao ; đoạn thì đặt bốn câu cách đối cùng giữ cách đặt như trước, như thể câu Ngàn trùng quan tác, thì đối câu Ba thước lữ phần, như thể câu Xa xuôi cách dặm cố hương, thì đối câu Quạnh quẻ gởi miền dị địa, từ bốn câu cách đối nầy cho đến cùng bài văn thì thường đặt bốn câu cách đối luôn, song ai muốn đặt vào hai câu liên đối hay là sáu câu cách đối thì cũng nên ; lại trong lúc ôi cũng chẳng có hạn phải đặt bao nhiêu câu, mặc ý ai muốn đặt bao nhiêu thì cũng đặng, khi đặt đã cùng bài văn rồi, thì phải đặt một câu nầy rằng : Hỡi ôi thương thay.


Nota 1°. Duo ultima exemplaria quæ ad laudationem mortuorum spectant, desumpta sunt ex orationibus habitis in funere D. D. Petri Pigneau Episcopi Adranensis nec non Vicarii Apostolici Regnorum Cocincinæ, Cambodiæ et Ciampæ, anno 1799, die verò nonâ octobris defuncti, atque die 16à Decembris sepulti amplo funere celebrato cui ipse Gia Long Rex Cocincinæ adfuit.

Nota 2°. Figura octogona in quâ includitur character Anamiticus non pertinet ad illum sed inservit tantùm ad primum hieroglyphum cujusque articuli designandum. In decursu cujusque articuli ductus - iste, primi chracteris nec non et ipsius significationis in romanis litteris vices implet : v. g. ái  ; — 慕 — mộ, idest ái mộ et sic de aliis.

Nota 3°. ad calcem hujus Dictionarii attexuimus appendicem in quâ unicè referuntur plurimæ voces Sinenses cum pronunciatione Cocincinensi. Utuntur enim sæpiùs Anamitæ in dicendi genere magnifico et limato vel in poesi multis vocibus Sinensibus. Etsi non paucæ hujusce linguæ Sinensis voces jam interpositæ fuerint in nostro Dictionario, attamen multæ adhufc desiderantur. Existimavimus igitur optimum ut (in quantùm fieri potest.) operi nostro nihil desit, hìc adjicere per modum appendicis quasdam alias voces Sinenses frequentiùs ab Anamitis usurpatas.