Sử ký Tư Mã Thiên/X-2
Lời bình của Lâm Tây Trọng.
Bắt tay nêu ngay ra chữ « dữ tợn », đó là lời bình xác-đáng về cả đời Hạng-Võ. Cả thiên lấy chữ đó làm cốt. Chỗ dẫn truyện mắt vua Thuấn chồng con ngươi cũng không phải là nói chơi. Chẳng qua mượn một ông vua rất nhân-đức để so với một người rất dữ-tợn mà thôi! Nguyệt-biểu Tần Sở cũng nói: « Hung hăng diệt nhà Tần do họ Hạng ». Đó tức là câu chua nghĩa cho chữ « dữ-tợn ». Ý nói: Nếu quả Võ là dòng-dõi vua Thuấn, thì lúc lên không nên ngổ-ngược làm vậy! Lời tán về truyện Kình-Bá cũng có câu: « Bá có lẽ là dòng dõi Cao-Rao chăng? Sao rấy lên dữ-tợn làm vậy. Lại nói đến việc họ Hạng chôn sống lính đầu hàng, mà Bá thì ra tay làm ác trước. Ý cũng là nói: Nếu Bá quả là dòng-dõi Cao-Rao, thì không nên bạo ngược làm vậy; Cũng giống với ý bài tán này, chả có gì đáng ngờ cả. Thế nhưng cái chỗ dữ-tợn nhất của Võ là việc đuổi Nghĩa-đế mà tự lập mình lên. Cho nên trịnh-trọng nhắc ra, để cho rõ cái cơ diệt-vong của họ Hạng: Đã vì dữ-tợn mà lên, lại vì dữ-tợn mà mất! Kể với lối « lấy nghịch nhưng giữ thuận », rất là thất-sách! Ông Long-Môn định án bằng một chữ, thật là cây bút sắt nghìn xưa!