CÁC TỈNH ĐỐC, PHỦ, 撫督省各

vice-roi, gouverneur de province.

Nam-ngãi Tổng đốc 1, ngồi tại phủ Điện-bàn; Bình-phú Tổng đốc 1, ngồi tại phủ Hoài-nhơn; Định-biên Tổng đốc, ngồi tại phủ Tân-bình; Long-tường Tổng đốc, ngồi tại phủ Định-viển; An-hà Tổng đốc, ngồi tại phủ Tuy-biên; An-tịnh Tổng đốc, ngồi tại Anh-sơn phủ thuộc Nghệ-an; Thanh-hóa Tổng đốc, ngồi tại phủ Thiệu-hóa; Hà-ninh Tổng đốc, ngồi tại phủ Hoài-đức; Định-an Tổng đốc, ngồi tại phủ Thiên-trường thuộc Nam-định; Hãi-an Tổng đốc, ngồi tại phủ Bình-giang thuộc Hãi-dương; Sơn-hưng-tuyên Tổng đốc, ngồi tại phủ Quảng-oai thuộc Sơn-tây; Ninh-thái Tổng đốc, ngồi tại phủ Từ-sơn thuộc Bắc-ninh; ấy đại để hai tỉnh lớn, hoặc ba tỉnh nhỏ sáp vô một, đặt 1 ông Tổng đốc.

Phú-yên Tuần phủ 1, ngồi tại phủ Tuy-an; Thuận-khánh, Tuần phủ 1, ngồi tại Hàm-thuận phủ thuộc Bình-thuận; Biên-hòa Tuần phủ 1, ngồi tại phủ Phước-long; Định-tường Tuần phủ 1, ngồi tại phủ Kiến-an; Hà-tiên Tuần phủ 1, ngồi tại Phú-an-biên; Trị-bình Tuần phủ 1, ngồi tại phủ Triệu-phong, hoặc tại phủ Hà-thanh thuộc Quảng-trị; Ninh-bình Tuần phủ 1, ngồi tại Phủ-an-khánh; Hưng-an Tuần phủ 1, ngồi tại phủ Khoái-châu; Hưng-hóa Tuần phủ 1, ngồi tại phủ Gia-hưng; Lượng-bình Tuần-phủ 1, ngồi tại phủ Trường-khánh, thuộc tỉnh Lạng-sơn.

Các tỉnh nhỏ không đặt Bố chánh, chức Tuần phủ phải kiêm ấn Bố chánh.

Các Tổng đốc, lệ kiêm lảnh hàm Binh bộ Thượng thơ, hoặc kiêm hàm Đô sát viện hữu Đô ngự sữ.

Các Tuần phủ, lệ kiêm hàm Binh bộ Tham tri, hoặc kiêm hàm Đô sát viện hữu phó Đô ngự sữ. (Bình-thuận, Biên-hòa, Định-tường, Hà-tiên, Trị-bình, Hà-tịnh, Ninh-bình, Hưng-hóa, Lạng-sơn 9 tỉnh, các Tuần phủ đều kiêm hàm Đề đốc.)

Hiệu Gia-long năm đầu, nghị Quảng-bình, Quảng-trị, Quang-nam, Quảng-nghĩa, Bình-định; Bình-khương (nay là tỉnh Khánh-hòa); Bình-thuận; Phú-yên; Phan-yên (nay là Gia-định); Biên-hòa; Vỉnh-thanh (nay là Vỉnh-long); Định-tường; Thanh-hoa (nay là Thanh-hóa); Nghệ-an; Sơn-nam-thượng (nay là Hà-nội); Sơn-nam-hạ (nay là Nam-định); Kinh-bắc (nay là Bắc-ninh); Sơn-tây, Hải-dương, Thái-nguyên, Lạng-sơn, Tuyên-quang; An-quang (nay là Quảng-an); Cao-bằng, Hưng-hóa các dinh Trấn, đều đặt chức Lưu thú, Trấn thủ, đều một người.

Hiệu Minh-mạng năm thứ mười bốn, nghị cải Phan-yên làm tỉnh Gia-định.

Hiệu Thiệu-trị năm thứ năm, nghị bải chức Tuần phủ Gia-định, Tuần phủ An-giang.

Năm thứ bảy, tại Nam-ngải bải chức Tuần phủ, đặt là Nam-ngải Tổng đốc.

Lấy theo hội điển nhà Thanh, nói về ngoại quan, các tỉnh Tổng đốc thống hạt văn vỏ, cật trị quân dân; các Tuần phủ tổng lý Giáo dưỡng, kinh chánh; Thừa tuyên Bố chánh sứ ti, thì chưởng tài phú; Đề hình Án sát sứ ti, thì chủ hình danh. Cả thảy việc lương từ, thuế vụ, việc trạm, việc binh dân, việc sông rạch, kho tàng, trà, ngựa, đồn điền, việc giữ gìn, sát hạch quan lại, huấn khóa nông tang, hưng hiền năng, sữa giồi phòng tục cùng việc phong cương vân vân, các Tổng đốc, các Tuần phủ phải giữ mối giềng; các ti, các đạo, bày giáo lệnh, xướng suất các phủ. Mỗi phủ có tri phủ, đồng tri, thông phán cho được xướng suất các châu huyện; châu có tri châu, đồng tri, phán quan; huyện có tri huyện, có huyện thằng, có thủ bộ, đều hay việc điền thổ, hộ khấu, phú thúê, từ tụng.

Còn ti lo việc học hành, tại phủ thì có giáo thọ, tại châu thì có học chánh, tại huyện thì có giáo dụ, cả hai chức nầy, đều kêu là huấn đạo, phải lo dạy dỗ con dân cho thành tài, cho nên phong hóa.

Các ti các phủ thì có thủ lảnh; các châu huyện thì có tạp chức, có kinh lịch, có đô sự, có lý vấn, có chiếu ma, có kiểm hiệu, có tri sự, tư ngục, lại mục, điển sữ, dịch thằng, tuần kiểm, hoặc hay một việc, hoặc gánh việc sai phái, cao thấp có bậc, lớn nhỏ nương nhau, phàn làm việc bổn phận, giúp nên muôn muôn dân.

Từ đời Nhà Trần sấp về trước, chưa phân tỉnh, một hạt lớn kêu là lộ, đặt chức Lộ tổng quản, cũng đồng với chức Tổng trấn.