PHẦN PHỤ THÊM

I.— Mấy cảnh chùa lớn ở Bắc-kỳ

Trong mục thứ năm đã nói rõ cách bài-trí các tượng để thờ trong chùa, nay muốn có trưng-chứng rõ-ràng, tưởng không gì bằng vẽ ra mấy cảnh chùa lớn và cổ ở Bắc-kỳ để ai xem cũng có thể nhận biết được một cách chắc-chắn hơn nữa. Những chùa này có nơi chúng tôi vẽ cả toàn cảnh, có nơi chỉ vẽ riêng chính-điện thờ Phật, cốt để người ta thấy rõ cách bài-trí khác nhau thế nào. Còn cách phân-biệt tả hữu, thì theo vị-trí của người đứng trong chùa trông ra.

CHÙA HÒA-GIAI

Chùa Hòa-giai, chính danh là Hồng-phúc-tự, là một chùa rất cổ ở Hà-nội thuộc về phái Tào-động bên Thiền-tôn. Tương truyền chùa này làm từ đời Lý; nhưng đến năm Chính-hòa thứ tám (1687) đời vua Lê Hy-tôn có làm lại. Năm Thành-thái thứ hai (1899) lại chữa lại. Chùa này cũng khá rộng, nhưng trừ pho tượng Cửu-long cổ để ở nhà trai-đường ra, không có gì là lạ, cho nên chỉ vẽ cái chính-điện thờ Phật mà thôi.

1, 2, 3. Tượng Tam-thế.
4. Tượng A-di-đà.
5. Tượng Quan-thế-âm.
6. Tượng Đại-thế-chí.
7. Tượng Thế tôn Thích-ca.
8. Tượng Ca-diếp.
9. Tượng A-nan-đà.
10. Tượng một vị Phật đầu trọc, ngực có chữ vạn, ngồi trên tòa sen. Không biết rõ là vị nào, có người bảo là đức Dược-sư.
11, 12. Tượng hai vị Bồ-tát.
13. Tượng Cửu-long.
14. Tượng Đế-Thích.
15. Tượng Phạm-thiên.
16. Hương-án.
17. Tượng một vị Phật đầu-trọc, ngực có chữ vạn ngồi trên lưng một ông vua nằm phục xuống. Có lẽ là theo điển vua Đế-Thích tình-nguyện làm giường cho Phật Thích-ca ngồi thuyết pháp.
18, 19. Tượng hai vị Thiên-vương.
20. Tượng Quan-âm tống-tử (Thị-Kính).
21, 22. Tượng hai vị Thiên-vương.
23, 24. Tượng 10 vị Diêm-vương.
25, 26. Tượng hai vị Hộ-pháp bằng đồng mới đúc.
27. Tượng Thánh-tăng và hai vị thị-giả.
28. Tượng đức chúa, tức là Thổ-địa-thần và hai vị thị-giả.

Đáng lẽ ban thờ Thổ-địa-thần để bên tả, mà ban thờ Thánh-tăng để bên hữu, nhưng đây lại đặt ngược.

CHÙA BÀ-ĐÁ

Chùa Bà-đá, chính danh là Linh-quang-tự ở Hà-nội, thuộc về phái Lâm-tế bên Thiền tôn. Các chùa của ta, phi thuộc về phái Tào-động thì thuộc về phái Lâm-tế, vì rằng bên Thiền-tôn chỉ có hai phái ấy truyền sang nước Nam ta mà thôi.

Chùa Bà-đá có một điều nên chú ý là các tượng thờ ở trong điện làm rất to và ở ngoài nhà bái-đường không có hai vị Hộ-pháp. Chùa này tương truyền làm từ đời Hồng-đức, vào khoảng thế-kỷ thứ XV. Đến đời Lê mạt bị quân Tây-sơn tàn phá. Rồi đến năm Thiệu-trị thứ bảy (1847) mới trùng tu.

1, 2, 3. Tượng Tam-thế.
4. Tượng A-di-đà.
5. Tượng Quan-thế-âm.
6. Tượng Đại-thế-chí.
7. Tượng Thích-ca Thế-tôn.
8. Tượng Văn-thù.
9. Tượng Phổ-hiền.
10. Tượng Cửu-long.
11. Hương-án.
12. Tượng đức chúa, tức là Thổ-địa-thần và hai vị thị-giả.
13. Tượng Thánh-tăng.
14, 15. Tượng hai vị Thiên-vương.
16, 17. Tượng 10 vị Diêm-vương.

CHÙA LIÊN-PHÁI

Chùa Liên-phái, thuộc huyện Hoàn-Long, tỉnh Hà-đông, là một cảnh chùa rất phồn thịnh ở gần Hà-nội. Chùa này nguyên trước là nhà tư của Trịnh-Thập. Năm Chính-hòa thứ 17 (1696) ông xuất gia, lấy nhà riêng làm chùa, đặt tên là Liên-tôn-tự. Sau tị húy, đổi là Liên-phái. Lâu ngày đổ nát. Năm Bảo-thái thứ bảy (1726) đã trùng tu, đến năm Minh-mệnh thứ 20 (1839) và năm Tự-đức thứ 17 (1864) lại chữa lại.

1, 2, 3. Tượng Tam-thế.
4. Tượng A-di-đà.
5. Tượng Đại-thế-chí.
6. Tượng Quan-thế-âm.
7. Tượng Thích-ca Thế-tôn đội mũ ngọc.
8. Tượng Văn-thù Bồ-tát, ngồi tòa sen.
9. Tượng Phổ-hiền Bồ-tát, ngồi tòa sen.
10. Tượng Cửu-long
11. Hương-án.
12, 13. Tượng Hộ-pháp
14. Tượng đức chúa, tức là tượng Thổ-địa-thần và hai vị thị-giả.
15. Thánh-tiên.
16, 17. Hai bàn thờ nhỏ và thấp để thờ hậu.

CHÙA BẰNG

Chùa Bằng, chính danh là Báo-quốc-tự, ở làng Bình-vọng, tục gọi là làng Bằng, thuộc phủ Thường-tín, tỉnh Hà-đông. Chùa này tương truyền là làm từ đời nhà Trần và có cái kiểu không giống như các chùa khác.

A. Cửa Tam-quan.
B. Nhà bái-đường: 1, 2. Tượng hai vị Hộ-pháp.
3, 4. Tượng tám vị Kim-cương.
C. Chính điện 1, 2, 3. Tượng Tam-thế.
4. Tượng A-di-đà.
5. Tượng Quan-thế-âm.
6. Tượng Đại-thế-chí.
7. Tượng Thích-ca Thế-tôn.
8. Tượng Văn-thù.
9. Tượng Phổ-hiền.
10. Tượng Cửu-long.
11. Tượng bốn vị Thiên-vương.
12. Hương-án.
13. Tượng Quan-âm tọa-sơn, tay phải chống ra đằng sau, tay trái để lên đầu gối, hai bên có Thiện-tài và Long-nữ.
14. Tượng Quan-âm thiên-thủ thiên-nhãn.
15. Tượng Thổ-địa-thần đầu bạc.
16. Tượng Thánh-tăng.
17, 18. Tượng mười vị Diêm-vương.
D. Nhà hành-lang 1. Động núi đá.
2. Tượng đức chúa (Thổ-địa-thần) và hai vị thị-giả.
3. Tượng Thánh-tăng.
4, 5. Tượng hai thị-giả là Tiêu-diện và Lực-sĩ.
6. Khám thờ hậu.
7, 8. Tượng 18 vị La-hán.
E. Nhà hậu-đường 1. Ba tượng Phật.
2. Tượng tổ Đạt-ma.
3. Tượng sư tổ.
4, 5. Ban thờ tổ.
F. Tăng-phòng
G. Nhà chân, sân, vườn

CHÙA PHẬT-TÍCH

Chùa Phật-tích, chính danh là Vạn-phúc-tự, thuộc làng Phật-tích, tổng Thụ-phúc, huyện Tiên-du, tỉnh Bắc-ninh. Chùa này làm từ năm Thông-thụy thứ tư (1037), đời vua Thái-tôn nhà Lý. Năm Chính-hòa thứ tám (1687), đời vua Hy-tôn nhà Lê trùng tu, đến năm Thiệu-trị thứ sáu (1846) có chữa lại. Hiện nay có nhiều chỗ đổ nát, trường Bác-cổ đang trù-liệu sửa-sang lại.

A— Chính điện: 1, 2, 3. Tượng Tam-thế.
4. Tượng Thích-ca Thế-tôn làm bằng đá, hình-dáng người Ấn-độ.
5. Tượng Ca-diếp.
6. Tượng A-nan-đà.
7. Tượng Di-lặc.
8. Tượng Phổ hiền cưỡi voi.
9. Tượng Văn-thù cưỡi sư-tử.
10. Tượng Thích-ca sơ-sinh.
11. Tượng Đế-thích.
12. Tượng Phạm-thiên.
13. Tượng bốn vị Thiên-vương.
14. Hương-án.
15. Tượng Quan-âm tống-tử.
16, 17. Hai tượng Quan-âm tọa-sơn.
18. Tượng A-di-đà.
19. Tượng Quan-thế-âm.
20. Tượng Đại-thế-chí.
21. Tượng Thánh-tăng.
22. Tượng Thổ-địa-thần.
23, 24. Tượng 18 vị La-hán.
25, 26. Tượng hai vị Hộ pháp.
B — Nhà Hậu đường: 1. Các tượng của người lập hậu.
2. Tượng Quan-công.
3. Tượng vua nhà Lý.
4. Tượng ông Nguyễn Đồng-Khoa.
5. Tượng một vị Tổ trông rất linh-hoạt.
6. Tượng các tổ.
7. Bia.
8. Tượng một bà lão đội khăn, tương truyền là bà bán trầu trước ở chùa ấy, rồi sau được lập hậu.
C — Nhà thờ Tổ: 1. Khám thờ tổ đệ nhất, bó cốt làm tượng.
2, 3. Tám tượng tổ.
4, 5. Sáu tượng tổ.

CHÙA BÁCH-MÔN

Chùa Bách-môn, chính danh là Lâm-cảm-tự, xây trên núi Khám-sơn, thuộc làng Long-khám, tổng Đông-sơn, huyện Tiên-du, tỉnh Bắc-ninh. Chùa làm vuông bốn mặt, thật là một kiểu chùa ít có ở nước Nam. Nguyên chùa này có từ đã lâu, trước thế-kỷ thứ XVI. Năm Quang-bảo thứ ba (1556) đời Mạc Phúc-Nguyên đã trùng-tu, đến năm Hoằng-định thứ mười-hai (1612) lại sửa lại, nhưng vẫn theo kiểu cũ. Tục truyền vào đời Trịnh-Sâm (1767—1782) bà chúa Chè là Đặng-thị Ngọc-Huệ, người làng Gióng (Phù-đổng) đứng lên trùng-tu theo kiểu hiện thời, có một trăm cái cửa cho nên gọi là Bách-môn.

A.— Mặt chính: 1, 2, 3. Tam thế.
4. Di-lặc Bồ-tát.
5. Pháp-hoa-lâm Bồ-tát.
6. Đại-diệu-tướng Bồ-tát.
7. Thiên-thủ thiên-nhỡn Quan-âm ngồi trên đầu tên quỉ.
8. Thích-ca sơ-sinh.
9. Thánh-tăng.
10. Thổ-địa-thần.
11. Ngọc-hoàng.
12. Nam-tào (Đạo-giáo).
13. Bắc-đẩu.
14, 15. Hộ-pháp.
16. Đức chúa (Thổ-địa-thần) và hai thị-giả.
17. Thánh-tăng và hai thị-giả.
B. Mặt bên hữu: 1. A-di-đà.
2. Quan-thế-âm.
3. Đại-thế-chí.
4. Thích-ca Thế-tôn.
5. Ca-diếp.
6. A-nan-đà.
7. Quan-âm tống-tử.
C.— Mặt sau: 1, 2, 3. Tam-thế.
4, 5, 6. Ba tòa Thánh-mẫu (Chư-vị).
D.— Mặt bên ta: 1. A-di-đà.
2. Quan-thế-âm.
3. Đại-thế-chí.
4. Di-lặc.
5. Pháp-hoa-lâm.
6. Đại-diệu-tướng.

CHUA BÚT-THÁP

Chùa Bút-tháp, chính danh là Ninh-phúc-tự, thuộc Phủ Thuận-thành, tỉnh Bắc-ninh. Chùa này làm vào đời vua Chân-tôn nhà Hậu-Lê, niên-hiệu Phúc-thái (1643-1649), tức là đời chúa Thanh-đô-vương Trịnh-Tráng cầm quyền, do nhà vua và nhà chúa dựng lên, cho nên qui-mô rất rộng lớn và có nhiều tượng rất đẹp.

A. Tam-quan nhỏ thấp. (Xem bản-đồ ở trang 101).
B. Nhà gác chuông. b Trên gác treo chuông.

Ban thờ chúa Trịnh: tượng chúa Trịnh để giữa, bên tả, ở trong, có người thị-nữ, ở ngoài, có ông quan ngồi; bên hữu có người quan thị ở ngoài có ông quan ngồi.

b — Tầng dưới: Tượng Ngọc-hoàng để giữa, bên tả tượng Nam-tào, bên hữu tượng Bắc-đẩu.
C. Hai cái bia để hai bên.
D. Nhà bái-đường. 1, 2. Tượng hai vị Hộ-pháp rất lớn
3. Tượng đức chúa (Thổ-địa-thần và hai thị-giả).
4. Tượng Thánh-tăng và hai thị-giả.
E. Nhà dọc ở giữa 1. Ban thờ để ba tượng: giữa để tượng Thích-ca sơ-sinh, bên tả là Quan-thế-âm, bên hữu là Đại-thế-chí.
2. Hương-án.
3, 4. Tượng 10 vị Diêm-vương.
F. Chính điện 1. Tượng Tam-thế.
2. Tượng Tam-thế gọi lầm là tam thân, tượng này chắc ở chùa nào đem đến rồi để tạm ở chỗ này.
3. Ban thờ để ba tượng: giữa là Quan-âm tọa-sơn, hai bên là Thiện-tài, Long-nữ.
4, 5. Tượng tứ Bồ-tát.
6. Tượng Thiên-thủ thiên-nhỡn làm đủ nghìn tay, nghìn mắt, ngồi trên tòa sen để trên đầu con rồng. Tượng làm rất khéo.
7. Tượng Tuyết-sơn tạc rất khéo.
8. Tượng Văn-thù Bồ-tát.
9. Tượng Phổ-hiền Bồ-tát.
10, 11. Hai pho tượng này tạc hai vị đầu trọc ngồi tòa sen, không rõ là hai vị nào.
12. Tượng Quan-âm tống-tử.
13. Tượng Quan-âm tọa-sơn.
14, 15. Tượng 18 vị La-hán. Ở hai dãy tượng còn bày thêm mấy pho tượng ở đâu đem đến, mà không rõ tượng những vị nào.
16. Tượng Thánh-tổ Đông-thổ.
17. Tượng Thánh-tổ Ấn-độ.
18. Động Thập-điện.
G. Cái cầu đá trên chính điện xuống nhà tháp.
H. Nhà tháp 1. Tháp Cửu-liên, tám mặt, chín tầng, có thể xoay quanh được.
2, 3. Hai tượng A-di-đà.
4. Bia.
I. Nhà hội-đồng.
J. Nhà thờ hậu 1, 2. Khám thờ hai bà Chúa lập hậu.
3, 4. Khám thờ hai ông Hoàng lập hậu.
K. Nhà thờ tổ và chư vị. 1, 2. Hai bài bia.
3, 4, 5, 6. Tượng bốn vị tổ.
7. Ban thờ Tứ-phủ, ba ông Hoàng.
8. Bàn thờ ba bà Thánh-mẫu: Liễu-hạnh, Mẫu-Thoải, Thượng-ngàn.
9. Ban thờ tứ vị chầu bà.
L. Nhà tăng-phòng và nhà hành-lang.
M. Nhà thờ tổ đệ nhất 1. Khám thờ Chuyết-chuyết-công là tổ đệ-nhất, có cái tượng bó bằng cốt, cho nên gọi là nhục-thân bồ-tát.
2, 3. Tượng hai vị tổ.
4, 5. Hai cái bia.
N. Các tháp ở ngoài vườn 1. Tháp Chuyết-chuyết-công, đệ nhất tổ.
2. Tháp đệ nhị tổ.

Hai tháp này cao hơn và trên đỉnh làm hình cái bút, bởi thế mới thành tên là chùa Bút-tháp.

CHÙA CÓI

Chùa Cói, chính danh là Thần-tiên-tự, ở xã Hội-hợp, huyện Tam-dương, tỉnh Vĩnh-yên. Chùa này có hai cái tháp xây bằng gạch ở trước cửa, một cái đã sụt nghiêng hẳn mà chưa đổ, vì vậy tục thường gọi là chùa Tháp nghiêng.

A. A. Hai cái tháp xây bằng gạch ở trước cửa chùa.

B. Chùa làm lối chữ công.
1. Ba tượng Tam-thế.
2. Ba tượng nhà sư gọi là tam thân.
3. Tượng A-di-đà.
4, 5. Tả, tượng Quan-thế-âm; hữu, tượng Đại-thế-chí.
6. Tượng Thích-ca Thế-tôn đội mũ ngọc.
7, 8. Tả Ca-diếp, hữu A-nan-đà.
9. Ngọc-hoàng.
10. Nam-tào.
11. Địa-tạng Bồ-tát.
12. Cửu-long.
13, 14. Kim-đồng, Ngọc-nữ.
15. Cửu-long.
16, 17. Kim-đồng, Ngọc-nữ.
18, 19. Nam-tào, Bắc-đẩu.
20. Tượng Quan-thế-âm thiên-thủ đứng, có 40 tay.
21. Tượng đức Thích-ca đứng, tay phải chỉ xuống đất, tay trái để ngang ngực. Hai pho tượng này đều có mỹ thuật.
22. Quan-âm tống-tử.
23. Quan-âm tọa-sơn.
24. Thánh-tăng.
25. Thổ-địa-thần.
26, 27. Tượng bốn vị Thiên-vương.
28, 29. Tượng bốn vị Kim-đồng, Ngọc-nữ.
30, 31. Tượng hai vị Hộ-pháp.
32, 33. Ban thờ Thánh-tăng và hai thị-giả.
34, 35. Tượng hai vị sư tổ.
36, 37. Tượng tám vị Kim-cương.

CHÙA ĐỌI

Chùa Đọi, chính danh là Duyên-ninh-tự, ở trên núi Long-đội, thuộc huyện Duy-tiên, tỉnh Hà-nam. Chùa này làm từ đời nhà Lý, sau bị quân nhà Minh tàn phá, đến nhà Lê lại trùng tu lại, có cái bia của vua Lê Thánh-tôn đề bài thơ nhắc lại chuyện ấy.

A. Nhà gác chuông có ba cái bia (Xem bản đồ ở trang 105)

B. Nhà thờ bách-linh.

D. Bia khắc bài thơ của vua Lê Thánh-tôn.

C. Hai dãy nhà ở trong có động Thập-điện.

E. Sân.

F. Điện thờ Phật.

1, 2, 3. Tượng Tam-thế.
4. Tượng A-di-đà, lớn hơn cả.
5, 6. Tả, tượng Quan-thế-âm, hữu, tượng Đại-thế-chí.
7. Tượng Thích-ca Thế-tông, đứng.
8, 9. Tả, tượng Văn-thù; hữu, tượng Phổ-hiền.
10. Tượng Di-lặc bằng đồng.
11, 12, 13, 14. Tượng tứ Thiên-vương.
15. Tượng Cửu-long, Thích-ca sơ sinh.
16. Tượng Quan-âm ngồi thuyết-pháp.
17. Tượng Quan-âm thiên-thủ.
18. Tượng Thánh-tăng.
19. Tượng Thổ địa đầu bạc.
20, 21, 22, 23. Tượng bốn vị Thiên-vương khá đẹp.
24, 25. Tượng hai vị Hộ-pháp cưỡi con sấu.
26, 27. Tượng bốn vị Bồ-tát.
28, 29, 30. Tượng ba vị Kim-cương.

G. Nhà hậu-đường và hai bên hành lang.

1. Ban thờ Quan âm tống-tử.
2, 3, 4. Ban thờ hậu
5. Ban thờ bà Nhân tôn Hoàng-hậu
6. Tượng Thánh-tăng.
7. Ban thờ đức chúa (thổ-địa) và một vị quan có công đức.
8, 9. Tượng hai vị Kim-cương.
10, 11. Tuợng 18 vị La-hán.

CHÙA TÂY-PHƯƠNG

Chùa này ở trên núi Tây-phương, chính danh là Sùng-phúc-tự, thuộc làng An-thôn, xã Thạch-xá, huyện Thạch-thất tỉnh Sơn-tây.

Tương truyền rằng chùa này khởi đầu có từ cuối đời nhà Đường, vào lúc Cao-Biền sang làm Đô-hộ ở đất Giao-châu. Kể thực ra, thì không có di-tích gì làm bằng chứng cả, nhưng có mấy điều sau này làm cho ta phải chú ý: một là cái kiểu chùa này làm theo lối chữ tam, thì ở nước Nam không đâu có; hai là ở trong chùa chỉ có một vị Hộ-pháp là Vi-thiên-tướng quân 韋 天 將 軍, rất đúng với sách cổ, chứ không làm hai vị Hộ-pháp là ông Thiện và ông Ác như đời sau; ba là từ đời Đường về trước ở các chùa chỉ làm tượng 16 vị La-hán, chứ không làm 18 vị như từ đời Tống về sau.

Lấy những điều ấy mà suy, thì dù chùa Tây-phương không phải làm từ đời Đường, chắc cũng là làm vào quãng trước đời Tống. Dẫu thế nào mặc lòng, chùa này là chùa cổ nhất ở Bắc-kỳ.

Cứ như lời sư bản-tự nói, thì chùa này đã trùng tu lại nhiều lần rồi, mà thật có sự-tích rõ-ràng, là một lần về đời vua Hi-tôn nhà Hậu-Lê, niên-hiệu Chính-hòa (1676 — 1705), tức là vào đời chúa Tây-vương Trịnh Tạc cầm quyền. Lần ấy làm cái Tam-quan có khắc chữ vào gỗ. Cái Tam-quan ấy hiện nay đổ nát, không còn nữa, chỉ còn có mấy đoạn gỗ mà thôi. Đến cuối đời nhà Nguyễn Tây-sơn lại trùng-tu lần nữa; lần này có đúc cái chuông và có tên những người như Phan Huy Ích và các quan triều Tây-sơn cúng tiền để đúc chuông ấy.

Chùa Tây-phương tường ngoài xây liền theo lối chữ công 工 mà nhà ở trong thì làm ba cái nhà cách nhau hai cái thiên-tỉnh nhỏ, thành ra hình chữ tam 三. Mỗi cái nhà có hai tầng mái, ở ngoài trông vào như là nhà hai tầng. Cách chạm trổ, thì chỗ nào cũng làm rồng năm móng cả.

Các tượng ở trong chùa hết thảy tạc bằng gỗ, có nhiều pho rất khéo. Pho tượng Tuyết-sơn, thì ai xem cũng công nhận là rất có mỹ-thuật, pho tượng Thiên-thủ Quan-âm có một trăm tay và hai pho tượng Quan-thế-âm và Đại-thế-chí đứng cạnh tượng A-di-đà cũng có vẻ đẹp, tám pho tượng Kim-cương rất có vẻ linh-hoạt và mười-sáu pho tượng La-hán đều hiển-lộ được cái trạng thái nghĩ-ngợi tư-tưởng.

Hiện nay pho tượng Tuyết-sơn và mấy pho tượng để thờ ở chính điện đều róc hết cả sơn vàng, chỉ có màu gỗ đen mà thôi.

Chùa Tây-phương không có tượng thờ Thánh-tăng ở bái-đường và ban thờ Thổ-địa-thần lại đem ra thờ ở cái miếu riêng ở bên cạnh sân.

Đại-khái kiểu chùa và cách bài-trí các tượng ở trong chùa ấy như thế này:

A. Nhà bái-đường năm gian.

1. Thiên-thủ Quan-thế-âm một trăm tay.
2. Thiện-tài.
3. Long-nữ.
4. Vị-đà Thiên-tướng-quân làm Hộ-pháp cả Đông, Tây, Nam ba châu.
5. Thổ-địa-thần.
6. Sơn-thần.
7. 8. 9. 10. Bốn vị Kim-cương.

B. B. Thiên-tỉnh

1. 2. Hai cái bể cạn.

C. Nhà chính-điện ba gian.

1. Tượng A-di-đà, đứng.
2. Tượng Quan-thế-âm, đứng.
3. Tượng Đại-thế-chí, đứng.
4. Tượng Tuyết-sơn, róc hết cả sơn, khéo nhất trong chùa.
5. Ca-diếp.
6. A-nan-đà.
7. Di-lặc, róc-sơn.
8. Pháp-hoa-lâm Bồ-tát.
9. Đại-diệu-tướng Bồ-tát.
10. Tượng Cửu-long.
11. Đế-thích.
12. Phạm-thiên.
13. Hương-án.
14. 15. Hai vị La-hán.
16. 17. Tượng Thập-điện Diêm-vương.
18. 19. Hai pho tượng người lập hậu.

D. Nhà hậu-đường năm gian.

1. 2. 3. Tượng Tam-thế.
4. A-di-đà.
5. Quan-thế-âm ngồi tòa sen để trên đầu tên quỉ.
6. Quan-âm tống-tử.
7. Tượng Cửu-long
8. 9. Tượng hai vị nữ tướng quì, gọi là Kim-đồng và Ngọc-nữ.
10. 11. 12. Tượng Tam-tòa Thánh-mẫu.
13. Tượng chư-vị các cô.
Tượng Thánh-mẫu và các cô, là tượng Chư-vị, chắc về sau mới thêm vào.
14. Hương-án.
15. 16. Tượng 14 vị La-hán rất khéo.
17. 18. 19. 20. Tượng 4 vị Kim-cương.