Những trẻ khốn nạn/II
II
Bà lý là một bà góa giầu vào bậc nhất, nhì ở trong làng. Nhưng về đường con cái, giời bắt tội bà vất vả. Bà đẻ luôn sáu bận mà không nuôi được. Cầu cúng mãi đến năm ngót bốn mươi mới được một mụn con trai. Rồi ông lý chết. Thành thử trước sau, bà vẫn chỉ còn một nó. Tên nó là thằng Ấu. Năm nay nó độ lên sáu hay lên bảy, nghĩa là sàn sàn tuổi Tích. Bà chiều lắm. Bởi là con cầu-tự, nên từ bà trở xuống, cả nhà đều phải gọi là cậu. Cậu muốn gì là phải có. Kẻ ăn người ở, đứa nào hơi trái ý cậu, để cho cậu hờn, cậu khóc. thế nào cũng được lệch mồ lệch mả. Bà chửi cho ngập mặt.
Được nuông quá thế, làm gì Âu chảng hư. Đối với mẹ thì làm nũng như một đứa bé lên ba. Lắm khi ăn, nó còn bắt mẹ và, ngứa nó cũng chạy về bắt gãi. Tối tối, mẹ chưa đi ngủ không bao giờ nó chịu tự ý vào giường ngủ
Nó... xoắn râu cụ vào tay, vừa co vừa chạy.
Thế mà giá mẹ nó hơi động đến cái lông chân một tí là nó đã lăn ngay ra đất, xé quần xé áo, gầm gào lên. Những khi tức quá, nó chửi cả tiên-nhân nhà mẹ, và vớ được cái gì muốn quí giá đến đâu thì quý cũng cứ đập tan tành ném vung ra đầy nhà... Đối với người khác thì nó vênh vênh, váo váo. Khách vào nhà nó cũng chả buồn chào. Đôi mắt nó cứ trân trân ngó người ta như ngó những con vật lạ. Ai có quà bánh gì mang cho nó thì nó còn nê nể. Rủi có người nào đến tay không là nó quát đạt đuổi ra ngoài ngõ ngay. Một lần, thấy một bà khách đeo một đôi hoa tai đẹp, nó lại ngay một bên mó máy xem. Bà khách nể chủ nhà nên vẫn tươi cười xoa đầu nó và nghiêng hết tai nọ đến tai kia cho nó xem thỏa thích. Xem chán, nó bảo:
— Cho tôi một cái.
Bà khách đã bực mình lắm nhưng cũng bảo:
— Bây giờ không tháo được. Để về nhà tôi tháo rồi đem đến cho cậu cả đôi. Lấy một cái làm gì?
— Ừ thì cho tôi cả đôi cũng được. Cho ngay đi.
— Bây giờ không tháo được.
— Ứ.
Bà khách cười nhạt. Chủ ngượng quá, lườm con. Ấu mắng ngay:
— Lườm lườm cái gì? Ông lại chọc mắt bu ra bây giờ!
Bà lý mắng:
— Mày giỏi nhỉ?
Thế là Ấu khoặm ngay mặt lại. Nó đu lấy áo bà khách toan giằng giọ:
— Cho tôi một cái!
— Ừ, thì cậu để chị về nhà chị tháo.
— Ứ
— Rồi chị cho cậu cả hai cái mà.
— Ứ!
— À này, chị cho cậu một hào đi mua kẹo.
— Ứ!
— Chị cho cậu hai hào.
— Ứ!
Bà lý đỏ mặt lên, nắm lấy tay con. kéo lại. Thế là nó lăn ngay ra đất, vừa cào chân, xé quần bà, vừa gào khóc thật to và chửi « cả làng nhà bu ». Bà lý lấy tay phát vào mông cho hai cái. Nó càng chửi dữ. Sau cùng, không biết làm sao được, bà khách đành tháo một chiếc hoa tai đưa cho nó và chiếc nữa đưa gửi bà lý giữ, để bao giờ nó chơi chán thì bà xin nó mà cất cả đi cho. Bấy giờ nó mới tha không chửi nữa.
Lần khác, thấy một cụ đồ có bộ râu dài đến tận thắt lưng, nó thích quá, đến vuốt ve xem. Lúc ấy, bà lý đi đâu không có ở nhà. Cụ đồ tính vốn yêu trẻ. vả lại tưởng nó làm thế chỉ vì quý bộ râu của cụ, bế nó lên lòng, cho nó xoắn cả bộ râu dài thườn thượt ấy vào cổ tay. Cái thói được voi đòi tiên của nó đã quen rồi, nó bỗng tụt xuống và bảo cụ:
— Cho tôi một cái?
— Cho làm sao được?
— Được. Cho tôi cái dài nhất này này.
— Rứt thì đau chết.
— Không đau. Tôi rứt nhé?
— Không rứt được.
— Được. Tôi cứ rứt
Cụ đồ giận lắm rồi, trợn mắt lên:
— Không rứt! Mày muốn roi vào đít không?
Nó chẳng nói chẳng rằng, mím chặt môi. xoắn râu cụ vào tay, vừa co vừa chạy. Cụ đồ đau quá phải chạy theo. Nó thích chí, cười sằng sặc và reo ầm nhà:
— A ha! Chúng mày ơi! tao mới mua được con dê đây này.. A ha! tạo giắt dê đi ăn cỏ này..
Cả nhà phải xúm lại mà giằng nó ra. Nó lại dùng đến môn khóc và môn chửi. Bà lý về, biết chuyện, chỉ chép mồm bảo:
— Có con cái nhà nào thế không? Hỗn như gấu ấy.
Rồi mặc nó. Lôi thôi nữa nó lại chửi cho, thêm dại. Biết làm sao được? Số mình hiếm hoi nên mới khổ. Đánh cậu rồi cậu giận lại không chịu ở với mình nữa, về trời thì nguy!
⁂
Tích biết Ấu từ khi chưa làm con nuôi bà lý. bởi nhà Ấu gần nhà Tích. Biết sơ sơ thôi: Hai đứa chưa bao giờ chơi với nhau. Nhưng mới biết sơ sơ mà Tích đã không ưa Ấu, nói trắng ra thì Tích ghét. Tích ghét Ấu vì Âu hay khoe quần áo đẹp, hay đem quà bánh ra ngon thèm. Ấu độc bụng mà lại ác. Âu thích làm cho Tích thèm chẩy rãi. Ấu ăn đến thừa thãi cũng không cho bao giờ. Một hôm. Âu xé bánh rán ra, ăn cái nhân đậu với đường và ném vỏ đi. Tích nhặt lấy ăn. Ấu trông thấy, chửi. Tích tức mình chửi lại. Hai đứa đánh nhau. Giằng giọ nhau một lúc, Tích móc được tay vào mồm Âu, rứt mép. Âu khóc oà lên. Tích sợ hãi chạy về nhà trốn. Cũng may, lúc ấy bà lý không có nhà. Nếu có, bà đã tát cho đứa dám động đến con bà dớn má. Tích lấy làm hả lắm. Nhưng từ hôm ấy, mỗi khi ăn bánh rán, Âu ném vỏ xuống ao, mãi ngoài xa, để Tích không nhặt được. Và cứ trông thấy Tích đâu, là Âu lại lè lưỡi chửi. Tích càng ghét thêm.
Hôm mẹ Tích dẫn Tích đến nhà bà lý, cái mà Tích lấy làm khó chịu, là thấy Âu đang cưỡi ngựa trên đầu bà lý tráo mắt nhìn mẹ con Tích và vênh mặt lên mà hỏi:
— Đi đâu?
Tích cúi mặt. Mẹ Tích đon đả chào:
— Lạy bà ạ. Lạy cậu ạ. Cậu làm gì thế?
Âu không trả lời. Âu tụt xuống đất, chạy lại trước mặ Tích, dí nắm tay vào mũi nó:
— Mày vào nhà tao làm gì? Cút ngay! Tao đánh chết giờ.
Tích chỉ đành lặng thinh. Tích nghĩ bụng: phải cố nhịn cho xong truyện. Tích sợ lôi thôi bà lý không chịu đưa tiền cho bu Tích thì chí nguy. Thấy thế, Âu càng làm dữ. Nó ướm nắm tay vào ngực Tích và đẩy Tích. Tích phải lùi lại. Nó quát:
— Cút ra, không thì bỏ bố.
Bà lý cất cái giọng rè rè mắng con:
— Ô hay! quái đấy!.. đừng bắt nạt nó, con!
Tiếng « Con », bà kéo dài ra. Câu mắng của bà thành có vẻ một lời cầu khẩn. Mẹ Tích, cười như mếu, xun xoe lại gần Âu, dùng những lời nịnh nọt để cứu con:
— Ây! sao cậu lại đánh em thế vậy? Em nó sợ cậu rồi, đừng đánh nó mà tội nghiệp. Để nó hầu hạ cậu...
Mơ.
Âu phổng mũi lên. Nhưng nó cũng còn phùng má ra, bảo Tích:
— Ư đấy... Nhưng mày phải hầu tao nhé!
Tích không nói được, Âu hỏi lại:
— Mày có hầu tao không?
Mặt Tích cứ cúi gầm. Mẹ Tích phải đỡ lời cho con:
— Kìa! « vâng » cậu đi, con! Vâââng! thưa cậu, em nó vâng rồi đấy. Nó xin hầu hạ cậu.
Âu gật đầu, bảo:
— Ừ, thế thì tha tội. Cho vào nhà.
Tích vẫn không động đậy. Ấu nắm lấy tay nó kéo vào:
— Cứ vào đây. Tao cho vào mà... Tao không đánh.
Mẹ Tích mừng ra mặt tê tát:
— Kìa, vào đi con! Vào với cậu. Cậu không đánh đâu, cậu thương đáo để.
Tích đành theo Âu. Au lại cạnh mẹ, chỉ vào mặt Tích bảo:
— Thằng lính hầu của con đây này, hở bu?
Con là quan, nó là lính, nhé?
Bà lý cười híp mắt bảo mẹ Tích:
— Đấy, chị xem nó nói đã giỏi chưa?
Mẹ Tích nịnh:
— Con nhà ròng có khác! Mới bằng ấy tuổi đã biết đòi làm quan.
Bà lý càng híp mắt thêm. Cái cổ có yếm của bà cứ rung rung. Nó đẩy bật ra những tiếng cười ằng ặc, Bà sung sướng vì con bà có khẩu khí của một đứa trẻ sau lớn, bà vui vẻ lấy hai tập giấy bạc ném cho mẹ Tích ngay. Bà bảo:
— Đấy, đếm đi.
Chị nhặt lấy và run run những ngón tay. đếm cẩn thận từng tờ một. Đếm xong, chị nhét vào ruột tượng, thắt lại, quấn vào người, rồi kéo cái giây lưng sồi che kín. Chị nhìn con. Con chị vẫn còn cúi mặt. Nó sợ nhìn mắt chị. Mắt chị rơm rớm nước. Bà lý trông thấy, hơi ái ngại:
— Chị chả nên lo cho nó. Nhà tôi đơn người thì nuôi nó cho vui cửa, vui nhà, chứ như mã nó thì đã làm gì được?
Chị gần như mếu:
— Vâng ạ.
— Vả lại cũng chả có việc gì. Nó ở đây còn sung sướng gấp mười lúc nó ở nhà với chị. Ở đây, ăn không phải đói, mặc không phải rách. Lại được chơi Ít nữa cậu Âu học, tôi cũng cho nó học. Còn gì hơn? Ở nhà chị, liệu chị có nuôi nó được thế không?
— Vâng, quả có thế. Thật phúc nhà chúng con....
— Ừ, thôi thế chị có vội đi thì cứ về mà đi.
— Vâng ạ. Con lạy bà. Lạy cậu...
Chị ngập ngừng một chút:
— Cậu thương em, đừng đánh em. cậu nhé.
Chị nhìn con lần nữa. Con chị khóc. Chị mải mốt bước ra như một người chạy trốn. chị lảo đảo. Mắt chị mờ hẳn đi. Chị ngừng lại ngoài đầu ngõ. Chị hối hận đã vội về quá, không dặn dò con vài lời nữa, không vuốt ve con lần cuối, không hỏi xem con có muốn bảo gì chị không. Chị toan quay trở lại. Nhưng tiếng khóc bật ra to quá. Chị lại vội vàng chạy đi.
⁂
Bà lý còn một đứa con nuôi nữa, nuôi trước Tích. Nó là con gái. Tên nó là cái Mơ. Mơ là con một mụ ăn xin. Ngày xưa bà lý mua Mơ có hai đồng bạc. Hồi ấy Mơ mới đâu ba tuổi. Bây giờ Mơ đã mười ba, mười bốn. Nhưng bởi nó chụt chịt chỉ có bề ngang không có bề cao, và tính nết khí ngây ngô nên chẳng có vẻ lớn hơn Tích mấy.
Mới trông thấy Mơ, Tích ngạc nhiên. Tích không ngờ rằng: một đứa con nuôi mà lại có thể béo và vui vẻ thế. Cái đầu đã to tướng mà vẫn còn cạo trọc; hai cái quả đào tóc rễ tre cứng nhắc và đen lay láy quặt về đằng sau như hai cái sừng. Mặt nó dầy như đắp thịt vào. Hai mắt bị thịt lấp cả đi; hình như khó nhọc lắm chúng mới tách được những mi nứt ra để cố nhoi lên một chút. Chỉ có cái mũi thì lại bé một cách rất buồn cười; có lẽ nó bị đôi môi quá hùng đường tranh hết thịt. Buồn cười nhất là trông đằng trước thì Mơ không có cổ. Cái cổ nào mang nổi một cái đầu nặng như thế ấy? Hai má phị của Mơ tì liền xuống vai. Đã phải vác một cái đầu nặng thế, Mơ còn khổ vì phải đeo một cái bụng rất to. Bụng Mơ lúc nào cũng phình ra như bơm rất nhiều hơi. Bà lý thì bảo: đó là cái bụng nhét nhiều cơm. Cũng có người bảo: bụng ấy là bụng lắm giun. Xét cho kỹ thì cả hai người cùng nói phải. Chỉ vì cái bụng ấy mà Mơ cứ đi lạch bà lạch bạch. Lắm lúc Tích tự hỏi: không biết Mơ ngã thì đứng dậy làm sao được? và không biết lúc ngủ Mơ có nằm không? nếu nằm thì mỗi sáng dùng cách gì mà ngồi lên? Sao lại có người khổ thế?
Vậy mà Mơ không có vẻ gì là khổ. Hình như nó bằng lòng nó lắm. Và bằng lòng cả mọi người. Mơ cười suốt ngày. Mà chao ôi! cười như thế nào?... Thật là cả một công việc vô cùng mệt nhọc. Mơ phải thúc giục đôi môi béo quá (những người béo thường lười biếng, hay nằm ngả nằm nghiêng, hay ngủ ngày).
Suốt ngày Mơ chỉ ở ngoài vườn. Bà lý giao cho Mơ phải làm thế nào cho khu vườn luôn luôn sạch cỏ. Mới đầu Mơ cũng cố, Mơ cắm đầu làm từ sáng đến tối mịt. Nhưng chẳng bao lâu Mơ bắt đầu thấy mỏi lưng. Nó nghĩ rằng: sự cố gắng của nó thậm vô ích, bởi cái lẽ khu vườn thì rộng quá, cỏ là một giống mọc rất mau và rất bướng, còn nó thì lại chậm. Ít ra cũng phải mười lăm hôm, Mơ mới vần được cái bụng đi khắp mọi xó vườn. Buồn thay! Mơ đến đầu vườn này thì ở đầu kia cỏ đã lên tua tủa. Chẳng khác gì râu ở một cái mép ưa nhẵn nhụi, cạo hôm nay thì ngày mai đã ra chơm chởm rồi. Bà lý chẳng biết đấy là đâu, cứ thấy cỏ đầy vườn là đánh chửi Mơ. Được cái Mơ rất gan lỳ, roi đập vào mông nó cứ như đập vào mo. Nó chẳng khóc lóc, chẳng lạy van, chẳng kêu ca nửa tiếng. Bà lý cho là thịt nó dầy quá nên nó chẳng biết đau. Bà đành chịu nó. Và bà tự an ủi như thế này: thôi thì cứ để nó đấy, thí cho nó mỗi ngày mấy bát cơm, nuôi cho nó béo lên, phòng những lúc tam bành nổi có ngứa ngáy chân tay thì đấm, tát, đạp, đá cho hả giận; con đẻ đã phải kiêng không dám đánh, không có con nuôi thì đánh ai?...
Mơ cũng biết cái việc mới của nó chăng? Nó nhất định thôi việc cũ: nó mặc cho cỏ tự do mọc đến đâu thì đến, cho có mọc giỏi nữa thì cũng chỉ có thể mọc đến đầy vườn thôi, mà nếu cái giống cây ăn hại ấy có mọc tràn sang vườn hàng xóm thì đó lại là việc của bà hàng xóm, hay con nuôi bà: nó không can dự gì. Ngày ngày ra đến vườn, nó chỉ chui rúc vào những bụi dong,
Chị mải mốt bước ra như người chạy chốn
bụi sắn ngủ thật say. Ngủ chán nó lại dậy, cầm cái chép đập bèn bẹt xuống đất hoặc ngồi lảm nhảm nói chuyện một mình và cười khúc khích một mình. Cũng có khi, thấy đã ngon ngót dạ, nó đèo mấy củ dong, củ khoai ăn sống hoặc bẻ vụng cây mía ăn rồi đào một cái lỗ thật sâu chôn bã cho mất tích. Cứ vậy, để độ vài ba hôm lại chịu một trận đòn tối tăm mắt mũi của mẹ nuôi. Rồi nó toe toét cười...
Tích đến hôm trước thì hôm sau đã làm quen với Mơ. Muốn cho đúng thì phải nói rằng: Mơ làm quen Tích. Tích đang đứng ngẩn người nhớ mẹ, nhớ em thì thấy Mơ vừa cười vừa ra hiệu cho Tích lại...
Mơ hỏi Tích:
— Sao mày đứng thần người ra thế?
— Chẳng sao cả. Tôi đứng chơi...
— Ngồi xuống đây chơi với tớ.
— Chị đang làm cỏ?
— Cũng vờ-vĩnh thế. Tớ cũng chơi cả ngày.
— Thế chị không sợ đòn?
— Sợ chó gì! Trông đây này.
— Vừa nói Mơ vừa lật cái áo nâu bạc phếch cho Tích xem lưng: lưng Mơ lằn dọc lằn ngang bao nhiêu vết mầu tím nhợt. Tích rùng mình. Mơ trái lại toét môi ra cười...
— Mày sợ hở?
Tích nhìn Mơ thương hại. Mơ bảo nó:
— Mới có thế mà mày đã sợ thì ở đây sao được? Tớ, tớ chả coi ra mùi gì.
Ngừng một chút, nó lại hỏi ngay:
— Bu mày bán mày cho bu tao rồi phải không?
Tích không đáp, chớp mắt nhìn xuống đất...
— Thế là mày có những hai bu đấy nhỉ?... Mày cũng phải gọi bu tao là bu chứ gì? Vậy mày là em tao. Mày phải gọi tao là chị nhé.
— Thì tôi vừa gọi chị là chị đấy thôi.
— Thì tao cũng giao hẹn thế. Trông mày hiền tao thương lắm. Có chị, có em đỡ buồn. Hễ mày có gì ăn, cho tao ăn với nhé. Tao có gì tao cũng cho mày ăn... À, tao bảo này... Khoan đã. Lại chỗ nào kín thì mới được. Đi! lại đằng sau bụi chuối tiêu kia kìa...
Hai đứa lại sau gốc chuối. Mơ nhìn ngược nhìn xuôi rồi thì thầm bảo:
— Ngồi xuống đây. Tao cho xem cái này. Nhưng nó bị một cái roi quất đến vút vào đầu. Tích giật nẩy mình. Âu xừng xộ quát:
— Con đĩ lại ăn vụng gì?
Mơ cãi:
— Ai ăn vụng?
Au chỉ ngọn roi vào mặt nó:
— Mày ăn vụng.
— Tôi ăn vụng gì? Nào đâu?
Nó đứng lên xòe cả hai tay. Ấu nhìn từ đầu nó nhìn xuống. Chẳng có gì. Mơ được thể cự:
— Chỉ quen tay vụt. Ai làm sao mà vụt?
— Mày ăn vụng. Rõ tao trông thấy. Há mồm tao xem nào.
Không do dự. Mơ há mom thật to. Âu quát:
— Ngồi xuống. Cao thế ai trông thấy.
Mơ ngồi xuống.
— Há mồm ra. Há nữa!
Mơ chiều ý. Âu ném tọt một hòn đất vào cái mồm há hốc rồi chạy và cười khanh khách. Tích cũng bật cười. Mơ nhổ miếng đất đi, khạc ba bốn cái rồi cũng cười với Tích. Tích lêu lêu Mơ và bảo:
— Xấu! đã được ăn đất lại còn cười.
— Tao cười cái khác. Tao cười cái của tao.
— Cái gì?
Mơ móc thắt lưng, lấy ra một củ khoai lang sống, cười hi-hí:
— Cấm làm sao được tớ? Tớ ăn ngay trước mắt mà không biết. Mày có ăn với tớ thì ngồi xuống đây.
⁂
Chỉ ba bốn hôm là Tích và Mơ đã thân nhau. Mơ đi đâu, Tích theo đi đấy. Tích hay kể với Mơ truyện mẹ và em Mơ rất thích nghe. Có lần nghe xong, Mơ đột nhiên hỏi Tích:
— Bu trước mày thương mày lắm, phải không?
— Thương lắm.
— Thế bu mày có cho mày ăn bánh không?
— Không. Bu tôi không có tiền. Nhưng mỗi khi bu tôi đi chợ về lại cho tôi cất cái nón của bu tôi đi. Rồi bu tôi bế em tôi, cho bú.
Tôi đứng xem. Tôi lấy vạt áo bu tôi lau mồ hôi trán bu tôi. Bu tôi cười, chửi tôi: « bố mày! » Thế là tôi thích lắm. Chả cần ăn bánh.
Tích quay đi để lau nước mắt. Mơ thương hại, bảo:
— Chắc mày nhớ bu mày lắm?
— Nhớ!
— Sao mày không đi với bu mày?
— Đi làm sao được? Bu tôi đi xa lắm. Tôi không có tiền.
Mơ thở dài. Rồi Mơ hỏi vẩn vơ:
— Không biết tao có hai bu như mày không nhỉ?
Tích nghĩ ngợi một chút rồi bảo:
— Chắc có. Vì bu chung của chị Mơ với tôi chẳng yêu chị Mơ tí nào. Bu chỉ yêu mình Âu thôi.
— Ừ, còn tao thì phải đòn luôn luôn.... Nhưng tao bất cần! Tha hồ đánh.
— Đừng chị ạ. Tôi thấy chị phải đòn, tôi thương lắm.
Để tôi làm cỏ chung với chị. Chúng ta làm cố, thì từ rầy chị không phải đòn nữa.
Mơ cảm động. Ây là lần đầu tiên Mơ được nghe một câu như vậy. Tích lại bảo:
— Mà từ rầy chị Mơ đừng ăn vụng nữa. Bu tôi bảo rằng: Ăn vụng xấu.
Mơ lại đây tao bảo!
— Khốn nỗi không ăn vụng thì chẳng được ăn tí gì. Âu nó có quà, bánh ăn lèm nhèm suốt ngày, mà chỉ ăn một mình. Tao thèm chẩy cả rãi ra. Chẳng ai cho mình thì mình phải kiếm chứ!... Thỉnh thoảng tao cũng xà xẻo củ khoai, tấm mía. Gọi là lấy thơm lấy thảo... No béo gì!
— Không no béo, thì ăn làm gì cho khổ?
— Việc chó gì mà khổ?
— Giời ơi! Mỗi lần tôi trông thấy bu đánh chị tôi sơ qu!
— Mày chưa quen đấy. Còn tao quen đi rồi. Không phải đòn thì thịt tao cứ ngứa lên cả ngày.
Mơ cười hi hí. Nhưng Tích sa sầm mặt xuống Nó làm mặt giỗi:
— Tôi không chơi với chị Mơ nữa đấy. Tôi bảo chị chả nghe cái gì.
Mơ cười để làm lành:
— Ừ, thì tao nghe mày. Vậy mày bảo tao những gì?
— Đừng ăn vụng nữa.
— Ừ, thì đừng ăn vụng nữa. Thế mày chơi với tao nhé?
— Chơi, mà tôi còn làm cỏ giúp nữa; có gì tôi cũng cho chị ăn.
— Mày thì còn bao giờ có gì ăn? Có tao cho mày ăn ấy. Để tao bẻ cây mía chúng mình xực đã, Bu không có nhà.
Nhưng thấy Tích lại sị mặt. Mơ chợt nhớ:
— À nhưng mà không ăn vụng... Vậy ta làm cỏ đi.
Ha đứa cúi xuống, vừa rí ráu nói chuyện vừa làm cỏ.
⁂
Bà lý vừa đi đến đầu vườn mía thì đứng lại Mặt bà đỏ bừng lên. Bà nhổ quít trầu đến toẹt một cái, khẽ lắc đầu, lẩm bẩm:
— Hừ! những quân nào táo gan thật! Ra nó chẳng còn coi ai ra gì. Nó lại trêu máu bà...
Bà cố làm ra bình tĩnh, gọi:
— Mơ! lại đây tao bảo.
Nghe tiếng bà run run. Mơ biết là có chuyện rồi. Nó lè lưỡi nhìn Tích, Tích ngạc nhiên nhìn nó, như muốn hỏi:
— Chị lại lôi thôi gì?
Mơ lắc đầu. Thấy nó chậm đứng lên, bà lý giục, giọng nói đã hơi gay gắt:
— Mau lên chị! Đà đận mãi, chị lại bỏ bố chị với tôi bây giờ.
Mơ lạch bạch phưỡn cái bụng ra đi lại trước mặt bà. Người gì mà đáng ghét! Mới trông cái mặt, bà lý đã thấy lộn máu lên được rồi. Bà chống một tay lên háng, đứng đợi Mơ, mắt nhìn nó trừng trừng như toan nuốt sống.
Bà chỉ vào một bụi mía, hất hàm hỏi:
— Đứa nào vừa bẻ đây?
Mơ lúng túng:
— Đâu kia, ạ?
Bà lý cười gằn:
— Hừ! Cô lại còn phải hỏi. Cái gốc hãy còn trờ trờ ra đấy.
Mơ làm ra sửng sốt:
— Thật con không bẻ. Con có bẻ thì con chết.
— Cô đừng thề nữa. Thề cá trê chui ống! Cái gốc này mới bẻ. Mày không bẻ thì chó nào vào đây?
Mơ cố chối:
— Con có bẻ thì giời đánh con... Giời bắt con hộc máu ra bằng cây mía ấy.
Bà lý dậm chân xuống đất, rít lên như một người lên đồng ngũ hổ:
— Mày còn chối! Cha mẹ đĩ!... không phải đĩ thì còn ai? Hay là thằng Tích? Tích! Tích đâu rồi? Mời cậu lại đây tôi bảo.
Mặt Tích chẳng còn một giọt máu nào. Nó tái hẳn đi. Tai Tích ù ù. Tích chạy lại như một kẻ liều lĩnh xông vào cái chết không thể tránh. Bà lý quát:
— Có phải mày bẻ không?
— Không ạ.
— Thế thì là làm sao? Chỉ có hai đứa chúng mày. Không mày thì nó. Đứa nào nhận thì nhận. Cả Mơ lẫn Tích cùng vội cãi:
— Thật con không biết.
Bà lý nhặt một cái roi tre to tướng, cầm lăm lăm trong tay nhìn vào mặt chúng mà bảo:
— Nếu không đứa nào nhận thì tao đánh cả hai... Nằm xuống đây.
Tích khóc òa lên. Mơ vội nằm xụp xuống:
— Con chót dại, con lạy bu, bu tha...
Bà lý vụt như mưa, như gió:
— Tha! tha! tha! tha cái này! tài chối!... tài chối! tài chối! chối mãi đi...
Tích hoa cả mắt. Nó muốn xông vào giữ lấy roi nhưng không dám. Nó cuống quít. Còn Mơ thì nghiến chặt răng, nằm không giẫy giụa. Thấy nó gan, bà lý càng điên cuồng người. Bà quất cả vào đầu vào cổ nó. Nó đau quá nên nhỏm dậy. Thế là bà quẳng roi đi, lăn xả vào, tát đôm đốp vào mặt nó. Nó cúi gầm mặt xuống để tránh. Bà càng tát dữ. Mồm bà hồng hộc thở. Mép bà xùi bọt ra. Có lẽ bà muốn cắn được nó bằng răng thì mới hả. Đến lúc bà ngừng tay thì yếm Mơ đã lòm những máu. Mặt Mơ loe loét. Từ mũi Mơ, hai giòng máu vẫn tì tì chẩy. Tích sợ quá khóc hu hu. Bà lý cũng chợt nhận thấy mình đã quá tay. Bà chửi thêm mấy tiếng rồi lảng về. Tích run rẩy, kêu khe khẽ như rên rỉ:
— Giời ơi: chị chảy máu mũi kìa, chị Mơ. Làm thế nào bây giờ, giời ơi!...
— Tìm cho tao tí giẻ.
— Tìm đâu bây giờ?
— Đi về nhà. Mau lên!
Tích nắm lấy chân Nghinh... kéo.
Tích lấy được giẻ ra. Mơ cuộn lại, bịt hai lỗ mũi. Rồi Mơ ngồi xuống đất, ngả đầu tựa vào thân một cây chuối. Tích vẫn chưa hết sợ..
— Giời ơi! chị có làm sao không? nhiều máu quá! chị có làm sao không?...
Mơ cười:
— Em đừng sợ, chị không việc gì.
— Bao nhiêu là máu!...
— Kệ nó, không việc gì. Cứ ngồi xuống đây.
Tích ngồi xuống cạnh Mơ. Mơ vừa xoa đầu nó vừa hỏi:
— Em phải một bữa hết hồn phải không?
— Em sợ quá. Em đả bảo chị mãi chị chả nghe. An một cây mía thế có bõ gì không?
Mơ mỉm cười:
— Chị có ăn đâu?
Tích ngạc nhiên:
— Thế sao chị nhận?
Mơ quàng tay ôm cổ Tích, âu yếm bảo:
— Không nhận, để em cũng phải đòn hay sao?
Tích nhìn Mơ. Mơ vẫn mỉm cười. Nụ cười dịu biết bao. Tích thấy mắt hơi ươn ướt. Nó bật ra tiếng khóc:
— Chị ơi!
Đầu nó gục vào vai Mơ.
⁂
Sau cái ngày Mơ phải một trận đòn oan, bà lý và Âu đi ra tỉnh. Bà ra thăm một người chị em lấy chồng làm thư ký nhà máy rượu. Bà cho Âu đi theo để xem phố phường.
Tích và Mơ được buổi mẹ vắng nhà, sướng như mở cờ trong bụng. Chúng thấy nhẹ cả người. Không còn bị cái nhìn gườn gườn của bà mẹ nuôi đè nặng trĩu trên tim nữa. Chúng tươi cười lắm.
Ra đến vườn, chúng bỗng nhớ lại truyện hôm qua...
— Chị Mơ ạ chị không bẻ cây mía thì ai bẻ nhỉ?
— Nào ai biết! Hôm qua chị cứ yên trí là em bẻ?
— Không đời nào em dám bẻ. Hay là Âu.
— Âu nó muốn ăn thì lại sai chị, em mình chặt về và róc vỏ, tiện ra tử tế, dâng tận mồm, chứ cần gì bẻ trộm?
— Lạ quá! thế thì còn ai?
— Nào biết ai?...
— Mà bẻ đâu không bẻ, lại bẻ ngay ở đầu vồng,
— Thế mới ngu. Làm bu vừa ra là trông thấy liền.
— Em tức quá. Em mà biết đứa nào bẻ thì em nện chết.
Mơ cười chế nhạo:
— Bộ mày thì nện ai?
Tích nắm tay lại, phùng má, trợn mắt, hùng hổ lắm:
— Em đánh thật, đánh vỡ đầu, sát tai.
— Nhưng biết thằng nào mà đánh?
— Thế mới tức.
— Hay ta cố dình?
— Phải đấy, ta cố dình. Trăm bó đuốc cũng bắt được con ếch. Vô phúc thằng nào quen mui ra bẻ nữa, là om xương.
Hai đứa bé bàn nhau tìm chỗ nấp, để lừa chộp đứa ăn trộm mía. Chúng rúc vào một đám dong rậm gần ngay đấy chờ...
Chúng chờ lâu quá mà chả thấy gì. Lá dong bốc ra một mùi mát rượi. Mấy con nhặng vo ve. Mơ bắt đầu ngáp vặt. Mắt nó gà gà. Rồi nó lăn ra ngủ. Còn một mình Tích đợi. Nó nghĩ vơ nghĩ vẩn... nó sinh ngờ vực Mơ. Không chừng lại chính Mơ bẻ trộm cây mía ấy, rồi sợ nó giận nên cố chối. Chẳng thế, dại gì mà Mơ chịu bao nhiêu roi đòn??... Nó đã toan cũng lăn ra làm một giấc, thì bỗng có tiếng gì sột soạt ở phía giậu. Tim nó thon thót đập. Nó rán căng đôi mắt nhìn.. mấy cành tre ở sát đất lung lay. Một cái đầu trọc lốc ló ra. Tích nín thở, cố không động đậy. Cái đầu lọt hẳn sang. À! ra thế đấy... Tích nhận ra cái mặt vêu vao của thằng Nghinh bên hàng xóm. Nghinh nhớn nhác nhìn ngược, nhìn xuôi xem có ai trong vườn hay không. Rồi nó chui cả người sang. Tích bấm Mơ mấy cái....
Nghinh khom người cho thật thấp. Nhanh như cái cắt, và nhẹ nhõm như mèo, nó lại thẳng vườn mía nhìn ngược nhìn xuôi lần nữa, rồi vin một cây to, bẻ gẫy. Cây mía còn có một cái vỏ dính vào cái gốc. Nghinh cố rút, giai quá, không dật nổi. Nó cúi xuống mà ghé mồm vào cắn. Giữa lúc ấy thì Mơ và Tích đã rón rén lẻn được đến đằng sau nó. Cái đầu Nghinh đang chúi xuống mà đít thì chổng lên. Chẳng nói chẳng rằng, Tích đạp cho một cái. Nghinh xoài người ra... Mơ te-tái:
— Thằng này giỏi thật! Bắt lấy nó trói lại, đem ra điếm cùm. Giữa ban ngày ban mặt mà dám vào vườn nhà người ta ăn trộm à?
Tích nắm lấy chân Nghinh vừa kéo cho Nghinh không dậy được, vừa mắng:
— Ai bảo mày làm chị ông phải đòn oan. Ông gọi tuần nó đánh què lê què giệt cho mà chừa đi.
Nghinh cố gượng, quay mặt lại. Nước mắt nó chứa chan. Nó lẩm bẩm van lạy Tích:
— Tôi lạy anh, tôi trót dại... Anh đừng kêu lên thế...
— Tôi không đừng. Ai bảo anh ăn trộm?
— Tôi lạy anh, tôi không dám lấy về để ăn đâu, tôi có được ăn thì tôi chết.
— Thì mày bán. Đằng nào chả vậy?
— Bán cũng không được bán. Xưa nay tôi có dám ăn trộm của ai bao giờ đâu? Chẳng qua...
Mơ chắp hai tay về sau đít, tớn môi lên:
— Thế mày lấy làm gì?
— Tôi đánh liều xin một cây về để mớm em tôi. Bu tôi ốm mấy hôm nay không có sữa. Em tôi đói quá Tôi lạy chị.
Tích tự-nhiên bủn-rủn người. Nó vụt nhớ lại những ngày em nó không được bú... Tay nó
Ấu ra lệnh. — A lê hấp!...
rã-rời. Nó để buột chân Nghinh xuống. Nghinh nhỏm dậy, ù té chạy ra phía giậu. Mơ hoảng-hốt kêu:
— Bắt lấy! bắt lấy! nó chạy... bắt lấy cho tôi với...
Nhưng Tích ngăn nó lại...
— Thôi, chị Mơ! tha cho nó.
Nó chợt trông thấy cây mía nằm dưới chân. Nó nhặt lên. Mơ nhăn-nhở bảo:
— Đã trót gẫy thì chị em mình ăn vậy.
Tích lắc đầu. Nó có vẻ buồn-buồn. Rồi bỗng nó chạy ra bờ giậu, gọi Nghinh. Nghinh giả điếc. Tích lao cây mía sang bên vườn nhà Nghinh, và bảo:
— Cha mày đấy. Đem về mà mớm em.
Tích nhìn Mơ. Mơ cười để tỏ ý không phản-đối. Tích thở dài buồn-bã:
— Tội nghiệp! Nhà nó cũng nghèo y như nhà em xưa...
Mơ nghĩ đến một điều thiết-thực hơn:
— Ta đi lấy thép đào cái gốc mía đi, lấp đất lên tử tế, kẻo đến lúc bu về lại được ăn lươn đấy.
⁂
Ấu bắt anh canh-điền vác giao đi chặt cho Âu một cái cành tre. Cứ giông-giống cái cành câu là được. Âu hí-hoáy ngồi vót cho thật nhẵn rồi nó đi lấy một cái giây rút quần, buộc cẩn thận vào đầu cành tre ấy. Nó quất thử lên không khí có tiếng kêu lách-tách. Âu bảo: cái vật lạ của Âu là roi điện. Còn Âu là ông chủ xiếc.
Hôm ra tỉnh, Ấu được đi xem xiếc với dì và mẹ. Lắm trò lạ lắm. Âu kể chuyện lại cho mọi người nghe, không biết chán. Ngay một cái được nghe kèn tây, trống tây đã thích rồi. Lại còn được xem đủ thứ. Có hai thằng bé chỉ vừa bằng Âu, mà thánh lắm: chúng nó đi bằng tay, uốn cầu vồng, tung ba bốn con giao lên rồi lại bắt lấy mà chẳng con nào rơi xuống đất, nhẩy toanh-toách như châu-chấu, hoặc lộn người đi vèo-vèo. Có những người đàn ông rất khoẻ, một người mang được tám, chín người. Lại có cả một cô con gái đi giây thép, rồi lại đứng trên mình một con ngựa phi nước đại tay gẩy đàn, mồm hát... Âu thích mê, thích mẩn. Nhưng cũng chưa thích bằng lúc được xem ông chủ xiếc, mặc áo vàng, đi giầy tây ống đeo đầy ngực mề-đay, cầm cái roi điện dạy hổ báo, gấu, sư-tử làm trò...
Hôm nay, Âu cũng bắt chước làm trò xiếc chơi. Cái roi điện vừa mới làm xong. Âu cho là tàm-tạm được. Bây giờ Ấu đi tìm cái áo kép lộn trái ra; cái lót mầu vàng giống cái áo của ông chủ xiếc. Trời nóng như thiêu, như đốt. Mặc cái áo kép đầy cồm-cộm ấy vào thì khó mà còn thở được. Âu ngốt người. Mồ hôi chẩy đầm-đìa. Nhưng chỉ có một cái áo này mầu vàng, nên Ấu cũng không lấy sự nóng-bức làm ngại. Cái việc áo thế là xong. Lại còn phải xoay cách gì cho ra đôi giầy tây ống? Âu nghĩ mãi, tìm ra một kế: Nó lấy hai cái mo bó vào ống chân, rồi lấy giây chuối quấn. Thế là oai lắm rồi.
Âu vác roi đi tìm con mực. Con chó này có bộ lông dài đen trùi trụi. Cho nó làm con gấu. Mực đang nằm cuộn khoanh ngủ ở trái nhà, nghe tiếng Ấu ra nó giật mình. Vừa mở mắt, thấy cái roi, nó vội-vàng cúp đuôi chạy biệt. Au đuổi theo. Nhưng nó tót sang hàng xóm mất. Au đành đi tìm con mèo vậy. Au gọi nó là con báo. Mèo với báo quả là giống nhau.
Mèo đang lim-rim mắt trong xó bếp. Bởi nó chưa bao giờ bị đánh nên trông thấy roi cũng không biết sợ. Nó không nhúc-nhích. Đôi mắt vàng loè của nó mở ra rồi lại nhắm vào. Nó bình tĩnh lắm. Thế cho nên mới khổ! Âu lại gần, tóm được. Âu ôm nó lên nhà. Con vật quá tin cẩn, chỉ rù rù, không hề phản-đối. Giống báo này hiền thật! không khó bảo như anh gấu... chó! Âu định rằng: con mực đã chạy trốn, thì trưa nay đừng ăn cơm. Chỉ có con mèo ăn thôi. Mèo nó ngoan.
Âu thả mèo xuống đất. Rồi cầm ngang cây roi điện, Âu mỉm cười cúi chào những khán-giả vô hình. Rồi Au ưỡn ngực ra. Hai mắt Âu quắc lên. Mồm Âu ra lệnh cho con báo:
— A-lê! hấp! Ấu thúc ba bốn lượt. Mèo, không thèm để ý. Nó điềm-nhiên ngồi liếm chân. Au tưởng mèo không hiểu tiếng tây. Au đành dùng tiếng ta cho nó hiểu:
— Đi! đi ngay, không chết giờ! Đi!
Mèo vẫn không vâng lệnh. Nó chậm dãi nhắm mắt vào rồi lại mở ra meo-meo khẽ như bảo Au:
— Làm trò gì thế? Buồn cười lắm!
Cái mặt nó khinh-khỉnh, có vẻ không thèm chấp với thằng bé con. Au nổi hung. Nó trợn mắt cho dữ-dội thêm chút nữa, nhìn thẳng vào mặt mèo mà quát:
— Đi! Có đi không nào? Đi!
Mèo vẫn gan. Au quất mạnh cho một cái. Mèo nhẩy vọt ra tận cửa, lách mình chạy mất. Au vừa đuổi vừa gào lên để chửi. Mèo leo lên nóc nhà. Ở trên ấy, chắc chắn được yên-ổn rồi nó lại vòng cái lưng lên, rụt cổ lại, bình-tĩnh ngồi mèo-meo như trêu tức Au. Au lại càng gào lên.
Mơ và Tích đang làm cỏ ngoài vườn, nghe tiếng Au, chạy về. Trông thấy Au, chúng cười lăn-lộn như bị cù vào nách. Au trợn mắt, toan mắng chúng. Nhưng chợt nghĩ ra điều gì, Au reo
— A ha! đây rồi!
Âu chạy lại nắm lấy Mơ:
— Mày to trùng-trục thế này thì làm gấu.
Rồi Au lại quay sang Tích:
— Còn mày làm báo nhé.
Mơ và Tích chửa hiểu gì, thì Au đã lại bảo:
Một người đàn ông vác nó đi với một cái mai.
— Còn tao làm chủ xiếc... Nào, bây giờ làm trò gấu trước.
Nó nắm lấy cằm Mơ mà kéo ra gữa sân...
— Giả vờ mày kêu đi chứ...
Mơ toét môi ra cười. Âu bảo:
— Ừ, cứ nhe răng ra thế, trông mới dữ. Nhưng phải kêu lên nữa.
— Kêu thế nào?
— Kêu: hụp! hụp!
Mơ ngượng nghịu, kêu: hụp! hụp! Âu trợn mắt, tát cho Mơ mấy cái, quát:
— Im!
Mơ tức quá, hất tay Âu ra, cự:
— Thế sao bảo người ta kêu?
Âu cau mặt lại:
— Ây! mày không biết. Thì giả vờ thế mà lại... Gấu nhe răng ra chực cắn, thì ông chủ xiếc đánh chứ lại!...
— À thế hở...
Và Mơ lại nhe răng ra cười. Âu nhắc:
— Kêu lên chứ,...
Mơ kêu: hụp! hụp! Nhưng lần này nó cẩn-thận giơ sẵn tay lên để đỡ. Âu xông lại, trợn mắt lên đọa nạt. Mơ lại làm ra hục-hặc. Âu nắm lấy cằm Mơ, chực tát. Nhưng Mơ vội chộp bàn tay Âu, ấn vào mồm cắn. Âu đau quá thét lên. Bàn tay Âu có in mấy nốt răng. Âu vừa chửi vừa hu-hu khóc. Nhưng Mơ bảo:
— Không lệ khóc. Gấu thì phải cắn chứ lại... khóc thì chả chơi với nữa. Ong chủ xiếc gì mà lại khóc?
Tích ôm lấy gốc cau, cười sằng-sặc. Au đang khóc, cũng bật cười. Muốn chữa then, nó giơ roi vụt Tích. Tích ôm đầu chạỵ ra vườn. Mơ cũng chạy. Ấu lúng-túng với đôi giầy tây ống không đuổi được. Nó chỉ reo theo, dọa:
— Đồ đểu! đến lúc bu về, ông mách bu cho chúng mày. Bu đi vắng, ở nhà chúng mày cắn ông.
⁂
Em Nghinh đi tướt luôn mấy hôm rồi con bé tóp hẳn đi. Bế nó nhẹ-thõm. Da nó từ mầu xanh trong, đã đổi ra mấu sạm. Đôi mắt nó sâu như lỗ đáo, lờ-đờ. Nó không còn buồn khóc. Mà có khóc, tiếng cũng bải hải, nghe như tiếng mèo. Nghinh thương em quá. Nhưng biết làm sao được. Mẹ nó vẫn còn sốt li bì. Mặt chị hốc hác như mặt người ngã nước. Hai hàm răng vêu lên. Môi thì xám ngoách, má hõm xuống, da vàng như nghệ. Hai mắt lúc thì đỏ ngầu ngầu, lúc lại ngơ ngác mất hết cả tinh thần, trông cứ lỏng lẻo như chực thụt vào trong đầu mất. Chân tay chỉ còn nguyên tí xương bọc tí da, cho có lấy dao đẽo bẩy ngày cũng không được bằng năm xu thịt. Chao ôi! người này mà sống được thì cũng chỉ là số chưa chết vậy...
Sáng hôm nay, con bé con đang nằm lim dim bỗng khóc thét lên. Chân tay nó co rúm lại. Những mắt long lên sòng sọc. Phân, nước tiểu vung vãi cả ra giường. Khắp người nó cứ giật, giật... Rất nhanh, như một con gà giẫy chết. Nghinh sợ quá, líu cả lưỡi. Nó vừa khóc, vừa gọi mẹ. Nhưng mẹ nó vẫn chỉ đờ mắt ra, rên hừ hừ. Nó liền chạy đi tìm chú nó, chú nó đã gánh hàng thuê cho người ta đi ra tỉnh từ sáng tinh sương rồi. Thím nó bận con nhỏ không đến được Nghinh thất vọng trở về. Đến nhà thì em nó đã chết từ bao giờ rồi... Người ta cho con bé một manh chiếu rách. Người ta cố bó cho nó được kín đáo chừng nào hay chừng ấy. Một người đàn ông vác nó đi với một cái mai. Nghinh lẽo đẽo theo sau, vừa đi vừa xụt xịt. Đến tha ma, người ta đào một cái hố nông bên cạnh mồ của bố Nghinh. Người ta bỏ xác con bé xuống rồi lấp đi, in như những lúc Nghinh chơi đùa bỏ những con bươm-bướm chết vào một cái vỏ diêm rồi đem chôn. Một nấm đất con con thêm vào đám hàng trăm nấm khác, lè tè, xấu xí, rẻ rúng như đời những kẻ nằm trong ấy. Buồn thay cho cái sống và cái chết của con nhà nghèo!..
Chôn xong con bé, mấy người hàng xóm nghĩ thương hại mẹ Nghinh, bàn nhau khiêng chị đến nhà thương. Chị qua khỏi được thì phúc cho mẹ, con nhà chị. Mà chị có chết thì đã có nhà thương chôn hộ. Như vậy, sẽ chẳng hệ lụy gì đến hàng xóm nữa, và gọn cả việc cho Nghinh. Mới bẩy, tám tuổi đầu, Nghinh biết lo liệu việc nhà ra sao?...
Thế là yên được việc em và mẹ. Nhưng còn chính Nghinh. Trong nhà, ngoài vườn, còn tí gì ăn được, Nghinh đã ăn hết cả. Bây giờ thì thật không còn gì. Ngay đến những quả sung xanh, luộc lên ăn vào khó chịu như cào ruột, cũng không còn có mà ăn nữa. Nghinh rũ rĩ cả người. Nó chợt nghĩ đến vườn mía nhà bà lý Những cây mía ngọt và mền biết bao!... Nhưng Tích và Mơ lại đang nói chuyện và cười khúc khích với nhau ngoài vườn. Nghĩ ngợi một chút, Nghinh đánh liều chống tay bò lại sát chỗ giậu nó xé ra hôm nọ để chui sang vườn bà lý, ló cái đầu ra gọi Tích:
— Tích ơi!
— Gì thế hở, Nghinh?
— Chúng mày có ăn gì mà cười thế?
— À, chúng tớ vừa ăn lươn, mày có ăn thì sang đây.
Nghinh không hiểu, nhìn Tích xem Tích nói thật hay nói giối:
— Ăn lươn à!
Mơ bật cười:
— Ừ, ăn lươn. Mày có ăn không?
— Cho mày nắm cơm,
Nghinh thì thầm hỏi:
— Bu chúng mày có nhà không? Tao chui sang nhé?
— Ừ. chui sang. Bu tao đi chơi rồi.
Nghinh lấm lét nhìn khắp vườn một thoáng, rồi chui sang. Nó lại ngồi cạnh Tích. Mắt nó tìm ngay một thức ăn, Thấy Mơ và Tích chẳng có gì, nó vô cùng thất vọng. Nó ngáp chẩy cả nước mắt. và hỏi Tích
— Chúng mày ngồi chơi không thôi, đấy à? Tao tưởng có gì ăn.
Mơ cười khanh khách, bá lấy đầu Tích vin xuống, rồi lật vạt sau áo nó lên, chỉ vào những vết lằn ở lưng nó mà bảo:
— Có lươn. Lươn đây này. Ăn đi.
— Chúng mày lại phải đòn? Sao thế?
— Ây nó bắt tao làm gấu, tao cắn tay nó; nó đau về mách bu. Bu tao đánh thằng Tích với tao.
Câu chuyện chẳng có gì lý thú. Nghinh lại ngáp:
— Chẳng có gì ăn nhỉ? Tao đói quá.
Tích sực nhớ, hỏi:
— À, em mày với bu mày khỏi chưa?
— Em tao chết rồi. Bu tao đi nhà thương.
— Thế mày ở nhà có một mình à?
— Có một mình.
— Sao không thổi cơm mà ăn?
— Gạo đâu mà thổi? Tao nhịn cơm đến ngót một tháng nay rồi.
— Nhịn cơm thì mày ăn gì?
— An ba lăng nhăng... Cám kiếc, rau riếc, sung siếc... Vớ được giống gì ăn giống ấy, nhưng hôm nay thì hết sạch sành sanh mọi giống. Đói bỏ tiên-nhân đi ấy...
Nó ngừng lại để ngáp, rồi bảo:
— Thôi, tao đi về. Tưởng có gì ăn kia chứ!..
Tích thương hại:
— Chị Mơ ạ, hay là ta đánh liều cho Nghinh cây mía?
Mơ gần như tru tréo lên:
— Thôi đi ông! tôi xin chịu... Cho để mà hộc máu mũi ra ấy à?
Tích cười gượng:
— Thế làm sao bây giờ?
— Làm sao? Kệ xác nó chứ còn làm sao?
— Ngộ nó chết đói thì phải tội.
— Ai làm nó chết mà phải tội? Mình thương nó thì được khổ đến ngay thân mình.
Tích chép miệng, mặt âu sầu, buồn bã....
Chiều hôm ấy, lừa lúc bà mẹ nuôi ngủ, Tích chui giậu sang nhà Nghinh. Tay nó củ rủ một gói gì. Nghinh đang nằm ẹp trên một cái chõng tre, da bụng gần dính lưng, Tích hỏi:
— Mày đã chén gì chưa?
Nghinh khẽ lắc đầu. Tích đặt cái gói lên bụng Nghinh:
— Cho mày nắm cơm.
Nghinh vồ ngay lay, nhỏm dậy, hỏi:
— Mày ăn cắp của bu mày, hở?
— Không. Tao mấy chị Mơ bàn nhau để cứu mày. Chị Mơ hớt thật nhiều cơm chó. Đến lúc đem đổ cho chó ăn, tao bớt lại, nắm, giấu đi để đem sang cho mày,
Tích nói chửa hết câu, thì Nghinh đã ngồm ngoàm nhai. Nó duôi cái cổ ngẳng ra để nuốt. và nuốt chưa trôi hẳn đã lại tống một miếng khác thật to vào mồm. Tích nhìn nó ăn mỉm cười.
⁂
Ấu tức lắm Âu chơi một mình mãi cũng buồn. Lắm lúc Âu cũng muốn chơi với Tích và Mơ. Nhưng Tích và Mơ nhất định không chơi với Ấu. Chúng bảo, Chơi với Ấu, Ấu hay bắt nạt, mà giá bắt nạt không được là lại về khóc khóc, mếu mếu bày chuyện ra mà mách bu; đã vậy thì cứ cho chơi một mình... Tuy vậy, nhà là nhà của Ấu, vườn là vườn của Âu, Âu muốn ngồi đâu thì ngồi, Ấu muốn đứng đâu thì đứng, đứa nào cấm được? Không chơi với Ấu, Âu cũng cứ đến bên ngồi, đã làm gì được nhau? Thì đã hẳn! Ngồi thì ai cấm được? Nhưng ngồi trơ đấy một mình, Tích và Mơ ra hiệu cho nhau cứ lờ đi thì lại càng thêm bực. Những lúc ấy, cáu tiết lên Âu thường chổng đít vào mặt Tích và Mơ vỗ phèn phẹt mà bảo:
— Tao phễu vào mặt chúng mày... Tao không thèm chơi với những quân mặt mẹt... Tao phễn vào mặt cho đây này, ê... ê...
Tích và Mơ tức lắm. Tức thì cố cắn răng mà nhịn. Động đến Âu, thì phải biết!... Chúng nhịn. Nhưng chúng càng ghét Âu.
Những buổi trưa nắng không phải làm gì, Tích và Mơ hay ra ngồi bờ giậu nói chuyện với Nghinh. Ba đứa rất thân nhau. Không biết chúng bàn bạc cái gì, mà hơi thấy bóng Âu là nháy mắt ra hiệu cho nhau không nói nữa. Âu tò mò muốn biết. Âu cố dình nghe trộm. Dình mãi, một hôm Âu mới biết rằng chúng có một tổ chim. Chúng nhất-định chỉ ba đứa biết với nhau để chơi chung, không cho Âu biết mà Âu phá. Âu thích chơi chim lắm. Âu van lạy chúng: Cứ cho Âu biết; Âu hứa sẽ không phá, chỉ xem một cái thôi, rồi Âu sẽ nuôi chung chim với chúng. Cho Âu xem, từ rầy giở đi, Ấu có quà bánh gì, bốn đứa đều ăn chung... Nhưng chúng nó biết Au rồi. Au chỉ leo lẻo cái lỗ mồm. Quà bánh của Âu, đừng có ăn vào mà chết. Lúc Ấu tức, Âu lại giở mặt, đòi lại ngay; không có mà giả thì được vài cái tát. Còn tổ chim, không cho Âu biết thì còn đấy, chứ cho Âu biết thì sẽ được tan tành: Âu hơi tức chúng là Âu phá. Vậy chúng nhất định không bảo Âu, muốn làm gì cũng mặc.
Ấu tức lắm. Và Âu quả quyết sẽ tìm cho bằng được để phá cho chết hết. Nhưng vườn rộng thế, biết ở đâu mà tìm?
Ấu nghĩ ra một kế. Lợi dụng lúc Nghinh có một mình ở chỗ chúng vẫn thường hội họp, Âu bảo Nghinh:
Bà trói mỗi đứa vào một gốc cây xoan.
— Tích với Mơ chúng nó bảo tao rằng: Chúng nó không chơi với mày nữa.
— Sao vậy?
— Không biết. Chúng nó bảo rằng: mày tồi.
— Tao cần gì chơi với chúng nó.
— Ừ, cần chó gì! tao chơi với mày; tao cho mày quả mơ đây này, ăn đi.
Nghinh do dự một chút rồi cầm lấy quả mơ chín nhũn của Au đưa cho. Au bảo:
— Ngon lắm, mày ăn đi. Mày chơi với tao nhé.
— Ừ, tao chơi với mày.
— Mày phải bảo tao tổ chim của chúng nó ở đâu, cơ.
— Ừ.
— Ở đâu?
— Ghé tai tao nói khẽ... Ơ bụ mây sau chuồng tiêu đó.
— Thật chứ?
— Thật.
— Thế là chúng mày chết với ông rồi ô hô!...
Âu đắc trí cười khanh khách. Nghinh nhăn nhó:
— Tao lạy mày! mày đừng phá nhé.
— Cứ phá! cứ phá! ai bảo chúng mày giấu ông? kệ chúng mày Ông đi phá luôn cho mày biết tay...
Âu vác ra một cây trúc thật bài. Nó tìm mãi ở bụi mây. Chẳng thấy đâu. Tức quá, nó cứ dập liều vào mọi chỗ. Bụi bẩn ở mái chuồng tiêu gần đấy bay vào mắt nó. Nó lấy mu bàn tay dụi... Bỗng nó khóc thét lên và cuống quít lấy tay xua mặt, xua cổ, xua quần áo, nó vừa khua phải một tổ ong vàng giấu kín trong lòng bụi mây...
⁂
Cái độc kế của thằng Nghinh làm hại hai bạn nó. Bà lý thấy con sưng vù cả mặt thì hoảng sợ. Bà cuống cuồng chạy chữa. Khi Âu đã đỡ buốt rồi, bà mới hỏi đầu đuôi. Âu bảo mẹ rằng; Tích và Mơ đã hùa nhau với Nghinh xui dại Ấu. Bà giận lắm. Bà lôi hai đứa con ra đánh cho một trận thừa sống thiếu chết rồi đem chói mỗi đứa vào một gốc xoan ngoài vườn. Hai cây xoan khá xa nhau, nên Tích và Mơ chẳng thể chuyện trò cùng nhau...
Tích nhìn lại phía Mơ thì thấy Mơ đã nhìn xuống, tựa vào gốc cây, há hốc mồm ra ngủ. Tích hơi buồn cười. Tích cũng muốn bắt chiếc Mơ, ngồi xuống, cố ngủ cho đỡ bực nhưng không sao ngủ được. Trong cổ Tích, cứ có gì đưa lên, nghẹn ngào. Tích thấy mình có lẽ còn khổ hơn con chó. Người ta muốn đập lúc nào thì đập. Mà nào có phải lỗi mình cho cam!..
Bỗng có bàn tay ai bịt chặt hai mắt nó, Nó đang tức nên nó gắt:
— Bỏ ra!
Có tiếng cười khe khẽ. Đó là thằng Nghinh. Tích mắng luôn;
— Đồ đểu. Mày làm chị, em tao khổ thế này à? Đồ ác như chó ấy! sao mày sui nó phá tổ ong cho ong đốt nó?
Nghinh nhe răng ra cười,
— Ai bảo nó cứ đòi phá tổ chim của chúng ta?
— Mày cút đi. Tao không chơi mấy mày nữa.
— Có thật không?
— Thật đấy. Mày cứ cút.
Nghinh khẽ tát vào má Tích, cười và nói nựng:
— Thôi, tôi xin anh, anh đừng giận nữa. Ngoan rồi tôi đền cho cái này.
Nó đưa cho Tích một miếng sắn luộc rồi:
— Quà của bu tớ đấy...
Chợt nhớ ra, nó vỗ vai Tích bảo rằng:
— À mày sắp được đi Sài-gòn đấy.
Tích mở to đôi mắt:
— Tao ấy? tao đi sài-gòn?
Mặt nó đã hơi tai tái đi vì cảm-động. Nghinh bảo:
— Bu tao ở nhà thương ra, gặp một người quen nói chuyện rằng thày mày đã gửi tiền một người nào ấy về giả tiền bà lý và đem mày đi Sài-gòn.
— Thật hả?
— Thật.
— Tích bỗng reo lên như hoá dại:
Trời ơi! thích quá!... chị Mơ ơi! chị Mơ ơi! dậy! dậy! chị Mơ ơi! em sắp được đi Sài-gon.
Mơ giật mình mở mắt ra, ngơ ngác, mồm ú ớ:
— Cái gì thế?
— Em sắp được đi với bu em rồi. A ha...
HẾT