NHỮNG TRẺ KHỐN NẠN
NAM-CAO

I

Thằng Cu chán hỏi chuyện rồi. Nó nằm im. Mắt nó gà gà. Mồm nó ngáp luôn. Mỗi lần ngáp, mặt nó hơi đỏ lên một chút và đôi mắt loang-loáng ướt. Tích quắc mắt, chủm đôi môi ra thành mỏ, làm cái bộ điệu của một người dọa nạt...

— Ái chà! chú lại chực khóc đấy phải không? Giờ hồn đấy! Tôi đánh cho bây giờ.

Thằng Cu khóc. Thì Tích lại vội-vàng vồ lấy em mà nựng:

— À thôi! à thôi!.. Anh không mắng! Anh không mắng! Anh thương em Cu mà!.. Anh thương...

Nhưng thương hay mắng thì cũng chả ăn thua gì. Tích vội xoay trò khác:

— Chao ôi! Chú ta lại buồn ngủ rồi đây. Anh ru nào!

Tay Tích bíu lấy một mép võng, đưa nhè-nhẹ. Mồm Tích à ơi ru:

Cái ngủ.. mày ngủ cho lậu u u u...

Mẹ mày ỳ ỳ.. đi cấy ý ý... ruộng sâu u u... chưa về ề ề...

Em tôi i i... buồn ngủ ủ ủ... buồn nghê ê ê..

Buồn ăn cơm nếp... Cháo kê ê... thịt gà à à...

Thằng Cu lặng. Tích càng ru khỏe Nó truyền từ câu hát này sang một câu hát khác chẳng có liên-can gì với câu trước, chỉ cốt sao cho thuận mồm...

Chú Cuội mới chết hôm qua,
Kèn kèn, trống trống, đưa ra ngoài đồng...

Ấy thế mà ăn thua đấy. Thằng Cu nằm nghe anh à-ơi một lúc, tê-tê buồn-buồn, ngủ đi. Tích lấy làm sướng quá. Chưa bao giơ nó ru được em nó ngủ. Lần này là lần đầu tiên...

Tích nghĩ đến lúc mẹ về. Tích sẽ đứng đón ngay ngoài ngõ. Mẹ Tích sẽ ngạc nhiên và hỏi: « Sao mày đứng đấy? Em đâu? » Bấy giờ Tích sẽ mỉm cười mà bảo: « Em ngủ rồi. » Thế nào mẹ Tích chả kêu lên: « Ồ! giỏi nhỉ? Mày ru em hở? Ấy đấy! Thế mà cứ sợ rằng ăn hại... Chả ru được em là gì? » Rồi mẹ Tích sẽ xoa đầu Tích, và yêu đưnơg bảo: « Đi về nhà, con! » Tích sẽ cuộn người vào cái vạt áo đồng lầm của mẹ và lon-xon đi với mẹ về nhà xem em...

Mới chỉ nghĩ đến cái cảnh làm công với mẹ ấy, Tích đã phớn-phở như sắp được đi xem hội. Nó lại cúi xuống nhìn em. Em nó nằm ngủ sao mà xinh thế! Cái môi, cái miệng thật là tươi. Chỉ phải cái da hơi xanh và chân tay gầy quá. Tội nghiệp! ít lâu nay mẹ chúng nó chẳng ngày nào được ăn no, nên ít sữa. Em nó không đủ bú. Hèn chi mà chả xanh và gầy. Nó thử được bu nó xem, có kém gì con nhà người ta không? Tích thấy buồn-buồn. Nó ngẩn mặt ra một chút, rồi tự-nhiên nuốt bọt. Thì ra nó vừa nghĩ đến những chiếc bánh gai dẻo mịn, nhân rừa lẫn đậu vừa bùi, vừa ngọt. Ấy là những chiếc bánh hôm qua lũ con nhà bà lý bên hàng xóm vừa ăn vừa gọi nó mà. « Ngon-ngon thèm! » Giá những lúc đoi như lúc này, được một chiếc mà ăn thì sướng cái mồm biết bao! Từ thủa bé đến giờ, nó mới được ăn bánh gai có một lần. Vào cái ngày mẹ nó bế nó đưa chân bố nó ra ga tầu-hỏa lần đầu tiên. Hồi ấy nó còn bé quá, nên bây giờ chỉ còn mang máng nhớ.

Hình như mẹ nó bế nó vào môt cái nhà to lắm, ở trong nhốn-nháo bao nhiêu người, và ngổn-ngang những cái sọt rất to, những cái bồ những cái hòm đủ thứ. Bố, mẹ nó nói chuyện với nhau nho nhỏ rất lâu. Hai người thở ngắn, thở dài. Có một lúc, Tích thấy mẹ kéo vạt áo lên hỉ mũi. Đến lúc mẹ bỏ vạt áo xuống thì đôi mắt đỏ hoe và dàn dụa nước. Một tiếng gì bỗng rú lên. Nó sợ hãi ôm ghì lấy mẹ, gục đầu vào ngực mẹ. Người ta lục đục xô nhau chạy. Lại có tiếng một giống gì kêu hồng-hộc, xen với những tiếng gì rầm-rộ. Nó càng sợ hãi. Một lúc lâu. khi những tiếng náo động đã gần yên rồi, nó mới dám mở mắt ra. Thì bố nó đã lạc đi đâu mất. Cả những người khác nữa. Trong cái nhà lớn ấy, chỉ còn lưa-thưa mấy ngườ. Mẹ nó vẫn còn nức-nở. Không hiểu sao, nó cũng khóc òa lên. Mẹ nó ôm chặt lấy nó vỗ-vỗ vào lưng nó. Có lẽ mẹ nó muốn nói mấy câu dỗ nó nhưng nói không ra tiếng. Mẹ nó nhét một tấm bánh gai vào tay nó, rồi bế nó ra. Trên đường về, mẹ nó cứ vừa đi vừa khóc mãi...

Bây giờ nhớ lại cảnh đưa chân ấy, Tích vẫn còn thấy lòng nao-nao thương mẹ. Một giọt nước mắt đã đeo lủng-lẳng trên mi nó tự lúc nào. Tích lấy cùi tay chùi mắt. Vừa buông tay ra Tích bỗng giật mình. Mẹ Tích đã đứng sừng-sững ngay trước mặt. Tích nhếch môi cười. Nhưng cái cười chợt biến ngay. Tích mở to đôi mắt ngạc-nhiên. Tích mơ chăng? Đôi mắt mẹ Tích đỏ và dàn-dụa nước, y như vào cái buổi ra ga mà Tích vừa ngồi nhớ lại. Mẹ Tích quay mặt đi như muốn giấu con. Chậm quá rồi. Tích nắm chặt lấy tay mẹ, ngước mắt nhìn lên mặt mẹ, cố nuốt nghẹn run-run hỏi:

— Bu ơi bu! Bu làm sao thế?

Mẹ Tích ngồi xụp xuống, ôm lấy Tích...

— Tích ơi!... Thầy con gần chết... Con ơi! Biết làm sao bây giờ? Mẹ khổ vô chừng con ơi!

Thế là cả Tích và mẹ Tích đều khóc to.

Thằng Cu giật mình thức dậy. Nó dẫy dụa trên võng và thét lên.

Chị em Vít nhà ở liền bên cạnh, nghe tiếng mẹ con Tích khóc bù-lu, bù-loa, ẵm đứa con gái nhỏ chạy sang.

— Ô hay! Làm sao mà làm ầm-ỹ lên thế này?

Mẹ Tích bám lấy người hàng xóm, mếu-máo kể lể:

— Thầy cháu gần chết ở nhà thương Sài-gòn rồi, chị cu ơi!

Thế là Tích và mẹ Tích đều khóc to.

— Giời đất ơi! Làm sao mà khổ thế? Bác giai làm sao?

— Thầy cháu sốt rét, mê-man đến ngót ba tháng giời rồi, không ăn uống được một li một tí.

— Có thư của bác ấy à?

— Không có thư. Chị bảo: Đã nằm liệt giường, liệt chiếu thế, thì viết làm sao được! Anh Chiếu anh ấy vừa ở Sài-gòn về, anh ấy đưa tin cho tôi biết. Anh ấy bảo: Không khéo thì chết mất, Biết làm sao bây giờ, chị ơi!

— Biết làm sao bây giờ?

Chị cu Vít chỉ biết nhắc lại câu hỏi của người bạn đáng thương, rồi ngồi thừ mặt ra Phải, biết làm sao bây giờ? Đường thì xa Tầu xe tốn-kém; Chị cu Tích có muốn rướ chồng về thì ít ra cũng phải có bạc trăm. C hai người cùng nghèo cả. Dẫu họ có thươn nhau, cũng chẳng biết làm thế nào để giú nhau... Chị cu Vít đành chỉ chép miệng phàn nàn hộ bạn...

— Nào biết làm sao bây giờ?...

Thằng cu bé ngủ say rồi, Người mẹ rón-rén ngồi lên, mồm ru khẽ, lừa cho con nằm ngủ đấy một mình, ra sân. Tích đang ngồi thờ-thẫn Chị dịu-dàng bảo nó:

— Đi ra ao, bu tắm cho một cái con!

Tích đứng lên, lặng-lẽ đi theo mẹ. Chị cổi quần áo cho nó, nắm lấy cổ tay nó chép mồm bảo:

— Khốn-nạn! Con tôi gầy giơ cả xương sườn. Cái cổ tay khẳng-khiu như cẳng gà.

Tích cười gượng, nói đùa:

— Ấy thế mà còn béo chán đấy, bu ạ. Con còn muốn gầy thêm ít nữa.

— Còn gầy nữa thì đến cầm mà rũ ra xương được.

— Thế thì bu kỳ sẽ chứ đấy. Kỳ mạnh gẫy xương con ra thì hoài. Lần trước bu kỳ mạnh đau đau là.

— Đừng vẽ chuyện! Không kỳ mạnh thì không sạch. Tắm mà chỉ vã nước vào người, rồi lên mặc quần áo, thì chỉ tổ bẩn thêm ích gì? Ngồi xuống đây.

Tích ngồi xuống cầu ao làm bằng ba đoạn thân cau ghép lại, thả hai chân xuống nước. Mẹ nó lấy cái gáo múc nước dội lên đầu nó. Tuy chẳng lấy gì làm lạnh lắm, nó cũng dẫy-dụa, đập hai chân làm nước bắn tóe lên, và kêu ầm-ỹ. Nó có làm nũng mẹ như thế được thì mới thích, Mẹ nó sẽ phát đành-đạch vào lưng nó, và nó sẽ cười rốc lên. Nhưng hôm nay mẹ nó lại quá hiền. Mẹ nó chỉ trách nó bằng một giọng yêu-dấu:

— Đừng làm thế mà ướt bu.

Cái giọng dìu-dịu ấy làm Tích hơi mủi lòng. Nỗi buồn, nó cố ý làm ầm-ỹ để phá tan, mà không tan được. Giá mẹ nó gắt-gỏng với nó mắng-chửi nó, củng công cốc vào đầu nó thì có lẽ nó lại thấy lòng nhẹ đi. Nhưng mẹ nó lại bảo nó thế này:

— Con ơi, mẹ chỉ được tắm cho con lần này nữa là cùng. Mai kia, về nhà người ta thỉnh-thoảng con cũng phải tắm cho sạch-sẽ. Chẳng ai rỗi mà hầu con đâu. Ngồi yên để mẹ dạy cho mà tắm lấy...

Tích thấy có cái gì tự nhiên đưa lên cổ. Nó cố nuốt cho trôi xuống, nhưng không được. Cái ấy xông lên mũi. Nước mắt, nước mũi nó chẩy ra. Nó vội vốc nước lên mặt. Làm thế để mẹ nó không biết rằng nó khóc. Mẹ nó mà biết, là lại khóc ngay, Mà nếu mẹ nó khóc, thì nó cũng khó lòng giữ được cho khỏi khóc. Như vậy, cả mẹ lẫn con chỉ thêm đau lòng... Nó đưa mắt thật nhanh, nhìn trộm vào mặt mẹ. Thì lại gặp ngay đôi mắt mẹ nó đang nhìn nó, như dò-xét. Nhưng mắt mẹ nó mòng-mọng nước. Nó vội nhìn đi ngay, chỉ vào một cái rễ sung mà bảo:

— Bu trông: có con tôm đang bám...

Tiếng nó tắc lại. Mũi nó đặc tịt. Nó phải há hốc mồm ra để thở như một con cá ngáp. Hơi thở thoát vội ra thành một tiếng nấc. Trời ơi! Nó không còn giấu được! Thế là nó cúi gầm mặt xuống cái ngực đang phập-phồng rất mau. Mẹ nó nghiến chặt răng. Cái mũi mẹ nó đỏ vừng lên. Tích nghe thấy một tiếng chửi âu-yếm hơn tất cả những lời âu-yếm:

— Bố mày! Con giai mà mau nước mắt...

Nhưng chính mẹ nó cũng đang khóc rồi.

Mẹ nó lấy cái khăn tay dùng để kỳ cho nó lau nước mắt, rồi bảo nó:

— Thì thôi, con ạ. Đừng khóc nữa, Bu tắm xong cho thì về nhà trông em. Bu đi bảo người ta rằng: Con không chịu. Đã lấy tiền của người ta đâu mà phải lo?

Tích sợ hãi Nó muốn kêu lên để bảo mẹ: Không phải thế! Nó khóc, không phải vì mẹ nó định bán nó đâu. Nó bằng lòng cho mẹ bán Nó rất là muốn thế. Hôm qua, lúc bác cu Vít bàn với mẹ nó đem bán nó cho bà lý Ấu để lấy tiền đi tìm bố nó, thấy mẹ nó thương nó mà không nỡ, chả phải chính nó đã khuyên mẹ nó nên làm điều ấy ư? Nó còn bé nhưng cũng hiểu rằng: Việc đi tìm bố nó là một việc tối cần. Bố nó ốm đau mà lại chỉ có một mình ở xứ người. Anh em thân thích chẳng có ai. Mẹ nó phải vào xem sống chết thế nào. Còn nó, nó sang ở bên nhà bà lý có làm sao? Nhà bà lý giầu, nó được no ấm hơn ở nhà cũng chưa biết chừng. Mà dù có khổ thì nó cũng đành nhẽ khổ. Không thế, chẳng hóa nó không thương bố, chẳng hóa nó để mẹ nó phải bỏ liều bố nó, chỉ biết hú hí với con ở nhà hay sao?... Không, không! Nó thương bố lắm. Chính nó đã van nài mẹ nó đi sang hỏi bà lý ngay lúc ấy. Bà lý nhận mua nó mười đồng bạc và lại cho mẹ nó vay thêm mười đồng nữa để có tiền đi. Nó rất mừng. Nó không chút gì ân hận. Nhưng nghĩ đến lúc phải xa mẹ xa em thì khỏi buồn sao được? Không cầm nước mắt được thì phải khóc. Đâu có phải nó muốn cứ ở nhà với mẹ, không làm con nuôi bà lý nữa? Nó muốn kêu lên mà bảo mẹ đừng hiểu nhầm lòng nó. Nhưng mà không nói được. Tiếng nức nở, như một giòng thác mạnh,

Cái ngủ mày ngủ cho lâu.

cứ trào mạnh ra, Nó muốn hãm lai mà không nổi. Mẹ nó vừa lau mắt cho nó vừa khẽ bảo:

— Đừng khóc mà đau mắt. Không muốn đi, thì ở nhà. Cứ ở nhà mà trông em.

Nó lắc đầu mạnh, và cố nói qua tiếng khóc:

— Không ở nhà.

Rồi lại khóc, lần này to hơn. Mẹ nó ngạc-nhiên. Nhưng nghĩ ngợi một chút thì chợt hiểu. Mẹ nó liền bảo nó:

— Mày không ở nhà à?

Nó gật đầu.

— Thế mày nhất định cứ làm con nuôi bà lý à?

Nó gật đầu. Mẹ nó cũng gật đầu mà bảo:

— Ừ thì cũng được Việc gì mà phải khóc. Tắm xong thay quần áo rồi bu đưa sang

Nhưng chẳng biết nghĩ-ngợi thế nào, mẹ nó lẳng-lặng một lát rồi lại bảo:

— Mà nếu con không muốn sang thì cũng được. Cứ ở nhà với bu. Còn về phần thầy con, thì đành phó thác mặc giời. Cái số không chết, thì dẫu đập đầu cũng không chết.

Tích vội bảo:

— Không bu ạ. Bu phải đi tìm thầy.

— Ừ, thì đi. Nhưng đi thì nghĩ thương con lắm.

Tắm xong, Tích cố làm vui vẻ. Nó vỗ đùi đèn đẹt chạy từ đầu sân này đến đầu sân nọ, vừa chạy vừa vung vẩy hai tay, dậm chân và lắc lắc cái đầu để giũ nước đi. Mẹ nó chạy theo nắm lại:

— Bố mày! Còn bé xác lắm đấy! Có lau mình đi rồi mặc quần áo không?

Nó cười hí hí:

— Không cần lau. Con cứ chạy thế này một lúc là ráo hoảnh.

— Chạy để cho đất cát lại bám đầy vào người ấy, hở? Có cái giống đâu mà lung lăng!

Nó nhe cả hai hàm răng sún ra để cười. Người thì run rẩy, cái mặt khí kha khí khởn. Nó có vẻ một đứa bé vừa được người ta cho kẹo. Thấy nó thế, mẹ nó cũng tươi hơn. Thật ra thì cả hai cùng cố làm ra thế.

Mặc quần áo xong, mẹ hỏi:

— Bây giờ đi chứ, cậu?

Nó đáp thật to:

— Đi.

Rồi nó chạy trước ra ngoài ngõ. Mẹ nó gọi lại:

— Thong thả đã. Tao còn cho em bú kẻo đi lâu nó đói rồi lại khóc.

Tích « vâng » nhưng chẳng quay trở lại. Nước mắt đã lại lên mắt rồi. Nó cứ ra ngoài ngõ đứng.

Mẹ Tích đi lại võng. Thằng Cu còn ngủ mệt. Cái áo xộc xếch đi, để hở cả rốn nó ra. Chị cúi xuống kéo lại cho nó, rồi khẽ nhắc một bàn tay nó lên nắn nhè nhẹ cổ tay. Chị làm thế vì muốn vuốt ve con, nhưng cũng có ý đánh thức con dậy nữa. Đánh thức nó dậy để cho nó bú. Nhưng nó vẫn ngủ mê ngủ mết. Giấc ngủ còn đang ngon. Chị lặi bỏ tay nó xuống ngồi ghé vào cạnh cái phản mọt kê dưới gầm cái võng, và nhìn con. Bỗng Tích rón rén vào đứng bên cạnh mẹ...

— Em còn ngủ hở bu?

— Đang ngủ mệt. Không biết sao hôm nay cậu ấy lại ngủ được giấc giài như thế?

— Thế bao giờ đi đến nhà bà lý?

Mẹ nó nghĩ ngợi một thoáng rồi hỏi lại nó:

— Con muốn đi ngay bây giờ à?

— Ấy là con hỏi thế... Đi bây giờ hay đợi em dậy cũng được.

— Hay ta đi bây giờ?

— Vâng, thì đi bây giờ.

Mẹ nó nhìn thằng Cu. Nó cũng nhìn theo. Nó hiểu mẹ nó ngại để em nó ngủ một mình ở nhà, nó dậy không có ai rước thì nó khóc. Tích bảo:

— Hay đợi em dậy cũng được.

Người đàn bà do dự. Tích bàn:

— Hay thế này này, bu ạ: Ta để sáng mai hãy đến nhà bà lý; đến rồi con ở luôn ngay đấy; không về nữa. Con ở nhà từ giờ đến sáng mai để chơi với em cho chán đã.

Mẹ Tích nhìn Tích mà ái-ngại, Chị thở dài. Chị thẫn thờ rất lâu rồi vụt bảo:

— Thôi, con ạ! nhất định chẳng đi đâu hết. Mẹ con cứ ở nhà với nhau. Mẹ có sang Sài-gòn được với thầy con, mà cái số thầy con phải chết thì cũng chết. Mà con thì khổ. Tội gì mà phải đầy ải con..

Chị nói rất nhanh. Những tiếng hấp tấp như bị đẩy bởi một tình cảm gì bồng-bột lắm. Rồi thì là nước mắt. Người đàn bà ngừng lại, nhớn nhác, như sợ hãi. Tích hiểu rằng: Mẹ nó nói những lời ấy trong một phút quá thương hại nó. Nó nắm lấy bàn tay mẹ và nức nở:

— Không... bu... không... con không khổ Bu cứ sang với thầy.

— Con ơi!...

— Bu cứ sang rồi khi nào thầy khỏi, cả bu, cả thầy cùng về với con. Thầy có tiền thầy giả tiền bà lý. Con lại về ở với thầy, bu và em... Như hồi thầy về lần trước... Mà thầy sẽ ở nhà luôn với con... Lần này, hễ thầy về, con không cho thầy đi nữa... Sao thầy cứ đi quanh năm như vậy?...

— Con ơi! Thầy không đi thì mẹ lấy tiền đâu mà nuôi con và em con? Từ ngày vợ chồng lấy nhau đến giờ, chưa bao giờ thầy con ở luôn với bu đến một tháng. mà cứ đi hàng mấy năm mới về nhà mươi lăm ngày, có khi chỉ năm, ba ngày.

Tích không trả lời mẹ được. Nó ngồi ngẩn mặt ra. Nhưng đôi mắt nó đầy giận rữ, nó nghẹn ngào uất ức. Tại sao bố, mẹ nó cứ nghèo mãi thế? Giời ác thật. Giời muốn làm gì mà chả được? Sao Giời không cho nó giầu? Nói gì giầu! Giá cả nhà nhà nó cứ được lấy mỗi ngày một bữa no! Tự nhiên nó nghĩ đến lũ con bà lý và những tấm bánh gai. Vì nghĩ đến bánh gai là tức khắc nó lại nhớ đến lần bu con nó đưa thầy nó ra tàu. Bây giờ thầy nó đang nằm rên hừ-hừ má hõm lại, mắt sâu hoắm râu mọc ra tua-tủa, đôi môi xám ngoách răn rún trên hai hàm răng khô... Nó kêu lên:

— Bu cứ đi đi, bu ạ. Bu cứ đi đón thầy về cho con!

Chị cu Vít... ẵm đứa con nhỏ chạy sang

Mọi cái thu xếp gọn cả rồi. Hơn một sào đất và hai gian nhà lá cố cho ông trưởng Đính lấy bốn chục đã ngót hai năm rồi. Bốn chục viết thành tám, bây giờ tính gồm cả lãi vào thì đến non trăm bạc. Có mà đến đời chết cũng không lấy gì chuộc được. Cứ để mãi thì rồi cũng đến mất thôi. Đằng nào cũng mất, thà gạ mà bán ngay cho người ta cho rồi. Không bán lấy gì trang trải công nợ vặt?... Bởi nghĩ thế, nên mẹ Tích đã dạm bán đứt vườn, nhà cho ông trưởng. Ông bảo: Cứ chỗ ấy thì sáu, bẩy chục đã đắt rồi, có bán cho ai được hơn tiền thì cứ chuộc về mà bán: Tiền của ông, bốn chục đồng. ông cứ tính lãi mười phân, tìm được tiền cứ đem đến ông mà chuộc... Cố nhiên là mẹ Tích chẳng tìm đâu được tiền. Chị chỉ xin ông thương cho phận nào chị được nhờ phận ấy. Van lậy đến vã bọt mép, sái hàm răng, ông mới thí phúc cho thêm hai chục đồng. Vừa đủ giả nợ và may cho thằng Cu vài cái áo, mua cho chị một cái giây lưng sồi và một cái khăn vuông bằng ma-ga. Sắm sanh thế cũng tàm tạm đủ — ấy là qua quít cho xong chuyện, chứ sang trọng thì đào đâu ra tiền? — Ngày mai, chỉ còn việc dẫn thằng Tích đến nhà bà lý, lấy hai mươi đồng bạc, rồi be con ra phố để đi tầu suốt vào trong Nam...

Vậy đêm nay là đêm cuối cùng mẹ con còn xum họp với nhau. Chỉ đêm mai đã kẻ một nơi người một nẻo. Nghĩ đến nông nỗi ấy, người mẹ khốn-nạn thấy như có hai ba bó đuốc hơ trong lòng. Chị sạo-sục mãi không ngủ được. Tích nghe thấy mẹ thở dài luôn luôn.

Tích cũng không ngủ được. Nó nằm sát vào với em. Chân nó co lên chân thằng bé. Mặt nó gục xuống đầu thằng bé. Nó thở hít không chán cái hơi sữa hoi-hoi ở người em nó. Thỉnh-thoảng tay nó lại mơn-man nhè-nhẹ cái mông trần mịn mát của thằng Cu. Chao ôi! từ mai, chỉ mai thôi, nó đã không còn được vuốt ve em nó nữa. Nỗi đau đớn, trong ngực nó, như từng đợt sóng, cứ cuồn-cuộn lên. Trong lúc ấy thì mẹ nó, chừng cũng có những ý nghĩ giông-giống nó, vòng tay qua mình em nó, mê chấy trên đầu nó, xoa lưng nó, nắm cánh tay nó, kéo nó sát vào em nó, như muốn cho ba mẹ con liền vào với nhau. Cũng có lúc thằng Cu bức quá, hay bị ép chặt kho chịu, dẫy và hụ-hị thì Tích lại xích ra, Mẹ Tích phe-phẩy quạt cho con. Khi thằng Cu đã nằm yên, Tích muốn thử xem no đã ngu mệt chưa, đặt nhè-nhẹ một tay lên ngực no. Những lúc ấy, tay Tích thường chạm vào tay mẹ, cũng đang vỗ về con nhỏ. Thế là mẹ Tích lại nắm lấy tay Tích, rồi dần-dà kéo Tích vào, ba mẹ con lại ôm-ấp lấy nhau như cũ. Cái cảnh vừa êm-đềm vừa đau-đớn ấy cứ lẳng-lặng kéo dài đến tận khuya. Chẳng ai nói nửa lơi, vì ai cũng sợ hé mồm nói thì người kia biết rằng mình khóc. Mãi đến lúc một con gà gáy nửa đêm, mẹ mới bảo:

— Khuya lắm rồi nhỉ? Tích chưa ngủ kia à con?

— Thưa bu, con chưa ngủ.

Lần đầu tiên, Tích dùng tiếng « thưa ». Mọi ngày mẹ nó vẫn dặn nó thưa gửi cho quen. Nhưng nó không chịu nói. Nói thế cứ ngường ngượng làm sao ấy. Lúc này, không hiểu sao, nó lại buột mồm nói ra. Có lẽ nó muốn thật ngoan-ngoãn để làm vui lòng mẹ một lần sau hết. Hay đó chỉ là để tỏ ý hối-hận, hối-hận vì đã cứng cổ, không chịu vâng lời mẹ răn?..

— Sao không ngủ đi con?

— Thưa bu, con không buồn ngủ?

Dễ dàng biết mấy! Nào có khó-khăn gì? « Thưa bu, thưa bu... » êm-đềm quá! Thế mà nó đã để bu nó phải mắng nó bao nhiêu lần. Chao ôi! bây giờ nó chỉ ước được gần bu nó mãi, để « thưa bu » suốt đời...

Mẹ Tích vỗ nhè nhẹ vào mông em Tích, nói nựng:

— Bố thằng Cu! Chỉ thằng Cu là ngủ ỳ ỳ như lợn!..

— Ấy! Bu đừng làm nó dậy.

— Có mà vất sông nó cũng chả biết đâu. Ngủ mệt-mệt là!..

Tích cười khe-khẽ. Gà lại gáy...

— Ngủ đi con ạ. Cố mà ngủ đi một tí, không thì mai nhọc chết

— Đừng bu ạ. Ngủ một giấc thì hết đêm mất.

— Hết thì hết chứ thức làm gì?

— Thức mà chơi, bu ạ. Đêm mai...

Tích ngừng ngay lại. Rồi im lặng. Một lúc sau, có tiếng người đàn bà xịt mũi. Tích đưa tay tìm bàn tay mẹ....

Trong đêm lặng, tiếng một đoàn xe-lửa qua một ga gần đấy, kêu rầm-rập, Một tiếng còi gay-gắt vọt lên tịch mịch.

Mẹ Tích tự-nhiên ôm lấy Tích và kêu lên như hoảng-hốt:

— Con ơi!

— Bu ơi!

Thằng em Tích, bị chạm mạnh, giật mình thức dậy. Lần này nó khóc to. Mẹ Tích dở mình cho nó. Bây giờ mẹ nằm giữa, mỗi con nằm một bên Một tay người đàn-bà gối đầu cho con nhỏ, tay kia quặt lại đằng sau, ôm con lớn. Rồi xịt mấy cái cho thông lỗ mũi, chị cất tiếng khàn-khàn ru...

Rủ nhau xuống bể mò cua.
Về nhà nấu quả mơ chua trên rừng.
Em ơi, chua ngọt đã từng,
Rừng xanh, nước bạc ta đừng quên nhau.