Nghị quyết số 99 NQ/TVQH (1976)
Căn cứ vào các văn kiện của Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hội nghị đại biểu nhân dân miền Nam Việt Nam phê chuẩn,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1
sửaSố đại biểu Quốc hội được bầu ở miền Bắc trong cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước là 248 đại biểu. Tổng số đơn vị bầu cử và khu vực bầu cử là 50.
Điều 2
sửaSố đơn vị bầu cử và khu vực bầu cử, danh sách các đơn vị và các khu vực bầu cử, số đại biểu của mỗi đơn vị hay khu vực bầu cử của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định như sau:
1. Thành phố Hà Nội bầu 21 đại biểu và chia thành 4 khu vực bầu cử:
- Khu vực 1 gồm các khu phố Ba Đình và Hoàn Kiếm, bầu 5 đại biểu.
- Khu vực 2 gồm các khu phố Đống Đa và huyện Từ Liêm, bầu 6 đại biểu.
- Khu vực 3 gồm các khu phố Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì bầu 5 đại biểu.
- Khu vực 4 gồm các huyện Gia Lâm và Đông Anh, bầu 5 đại biểu.
2. Thành phố Hải Phòng bầu 13 đại biểu và chia thành 2 khu vực bầu cử:
- Khu vực 1 gồm các khu phố Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, các huyện Thủy Nguyên, An Hải, Cát Bà, Cát Hải và đảo Bạch Long Vĩ, bầu 7 đại biểu.
- Khu vực 2 gồm các huyện An Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và các thị xã Kiến An và Đồ Sơn, bầu 6 đại biểu.
3. Tỉnh Lai Châu bầu 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.
4. Tỉnh Sơn La bầu 4 đại biểu là dân tộc thiểu số.
5. Tỉnh Hoàng Liên Sơn bầu 7 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.
6. Tỉnh Hà Tuyên bầu 7 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.
7. Tỉnh Cao Lạng bầu 9 đại biểu, trong đó có 6 đại biểu là dân tộc thiểu số.
8. Tỉnh Bắc Thái bầu 8 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.
9. Tỉnh Quảng Ninh bầu 8 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.
10. Tỉnh Hà Sơn Bình bầu 21 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số và chia thành 4 khu vực bầu cử:
- Khu vực 1 gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Tân Lạc và thị xã Hòa Bình, bầu 5 đại biểu.
- Khu vực 2 gồm các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây, bầu 5 đại biểu.
- Khu vực 3 gồm các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai và thị xã Hà Đông, bầu 6 đại biểu.
- Khu vực 4 gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa và Mỹ Đức, bầu 5 đại biểu.
11. Tỉnh Hà Bắc bầu 15 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số và chia thành 3 khu vực bầu cử:
- Khu vực 1 gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng và thị xã Bắc Giang bầu 6 đại biểu.
- Khu vực 2 gồm các huyện Tân Yên, Yên Thế, Hiệp Hòa, Việt Yên và Yên Phong, bầu 4 đại biểu.
- Khu vực 3 gồm các huyện Gia Lương, Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Sơn và thị xã Bắc Ninh, bầu 5 đại biểu.
12. Tỉnh Vĩnh Phú bầu 16 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số, và chia thành 4 khu vực bầu cử:
- Khu vực 1 gồm các huyện Đa Phúc, Kim Anh, Yên Lãng, Yên Lạc và thị xã Phúc Yên, bầu 4 đại biểu.
- Khu vực 2 gồm các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch, thị trấn Tam Đảo và thị xã Vĩnh Yên, bầu 4 đại biểu.
- Khu vực 3 gồm các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì, bầu 4 đại biểu.
- Khu vực 4 gồm các huyện Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Yên Lập và Thanh Sơn, bầu 4 đại biểu.
13. Tỉnh Hải Hưng bầu 20 đại biểu và chia thành 4 khu vực bầu cử:
- Khu vực 1 gồm các huyện Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành, Kinh Môn và thị xã Hải Dương, bầu 6 đại biểu.
- Khu vực 2 gồm các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang và Cẩm Giàng, bầu 4 đại biểu.
- Khu vực 3 gồm các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào và Văn Lâm, bầu 4 đại biểu.
- Khu vực 4 gồm các huyện Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thị xã Hưng Yên, bầu 4 đại biểu.
14. Tỉnh Thái Bình bầu 15 đại biểu và chia thành 2 khu vực bầu cử:
- Khu vực 1 gồm các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và thị xã Thái Bình, bầu 7 đại biểu.
- Khu vực 2 gồm các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Thái Thụy, bầu 8 đại biểu.
15. Tỉnh Hà Nam Ninh bầu 26 đại biểu và chia thành 8 khu vực bầu cử :
- Khu vực 1: thành phố Nam Định, bầu 3 đại biểu.
- Khu vực 2 gồm các huyện Ý Yên và Vụ Bản, bầu 3 đại biểu.
- Khu vực 3 gồm các huyện Xuân Thủy và Hải Hậu, bầu 4 đại biểu.
- Khu vực 4 gồm các huyện Nam Ninh và Nghĩa Hưng, bầu 4 đại biểu.
- Khu vực 5 gồm các huyện Thanh Liêm, Bình Lục và thị xã Phủ Lý, bầu 3 đại biểu.
- Khu vực 6 gồm các huyện Duy Tiên, Kim Bảng và Lý Nhân, bầu 3 đại biểu.
- Khu vực 7 gồm các huyện Gia Khánh, Gia Viễn, Nho Quan và thị xã Ninh Bình, bầu 3 đại biểu.
- Khu vực 8 gồm các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô và thị trấn Tam Điệp, bầu 3 đại biểu.
16. Tỉnh Thanh Hóa bầu 22 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số và chia thành 5 khu vực bầu cử:
- Khu vực 1 gồm các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lạc và Cẩm Thủy, bầu 3 đại biểu.
- Khu vực 2 gồm các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định và Thiệu Hóa, bầu 4 đại biểu.
- Khu vực 3 gồm các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống và Như Xuân, bầu 5 đại biểu.
- Khu vực 4 gồm các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Đông Sơn, thị trấn Sầm Sơn và thị xã Thanh Hóa, bầu 5 đại biểu.
- Khu vực 5 gồm các huyện Hoàng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung và Nga Sơn, bầu 5 đại biểu.
17. Tỉnh Nghệ Tĩnh bầu 27 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số và chia thành 6 khu vực bầu cử:
- Khu vực 1 gồm các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Yên Thành, bầu 5 đại biểu.
- Khu vực 2 gồm các huyện Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn và Tân Kỳ, bầu 3 đại biểu.
- Khu vực 3 gồm các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Đô Lương, bầu 3 đại biểu.
- Khu vực 4 gồm các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh, bầu 6 đại biểu.
- Khu vực 5 gồm các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc và Hương Sơn, bầu 5 đại biểu.
- Khu vực 6 gồm các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê và thị xã Hà Tĩnh, bầu 5 đại biểu.
18. Tỉnh Quảng Bình và Khu vực Vĩnh Linh bầu 6 đại biểu và là 1 khu vực bầu cử.
Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".