Nghị quyết số 37 NQ/TVQH (1964)

Xem tác phẩm có tựa đề tương tự tại Nghị quyết số 37 NQ/TVQH.
Nghị quyết số 37 NQ/TVQH về nghĩa vụ đóng thuế sát sinh  (1964) 
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam

Nghị quyết được ban hành ngày 20 tháng 11 năm 1964 và hết hiệu lực ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Căn cứ vào Điều 41 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,

Để khuyến khích việc phát triển chăn nuôi, bảo đảm việc chấp hành nghiêm chính nghĩa vụ đóng thuế sát sinh đối với Nhà nước và góp phần tích cực giúp việc thu mua của Nhà nước,

Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,

QUYẾT NGHỊ:

1- Thuế sát sinh đánh vào trâu, bò, lợn, dê đem giết thịt.

2- Các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, cá đơn vị vũ trang, các hợp tác xã, các tổ chức khác và tư nhân giết thịt trâu, bò, lợn, dê, đều phải nộp thuế sát sinh.

3- Thuế sát sinh thu theo đầu súc vật giết thịt như sau:

Trâu, bò: 18 đồng một con

Lợn: 6 đồng một con

Dê: 3 đồng một con.

Trong khi chưa áp dụng chế độ thu quốc doanh, cơ quan mậu dịch quốc doanh kinh doanh thịt vẫn tiếp tục nộp thuế sát sinh theo tỷ lệ 10% giá con vật đem giết thịt.

4- Hội đồng Chính phủ quy định về những trường hợp giảm hoặc miễn thuế sát sinh và tỷ lệ giảm thuế sát sinh theo nguyên tắc sau đây:

- Chiếu cố người chăn nuôi bán súc vật cho Nhà nước,

- Chiếu cố người chăn nuôi giết súc vật để ăn,

- Chiếu cố phong tục, tập quán ở miền núi.

Người được giảm hoặc miễn thuế sát sinh phải là người đã tự mình chăn nuôi con vật từ 4 tháng trở lên trước khi đem giết thịt hoặc bán cho Nhà nước để giết thịt.

5- Người nào vi phạm chính sách thuế sát sinh thì tuỳ trường hợp nặng, nhẹ mà bị cảnh cáo hoặc bị phạt một số tiền bằng từ 1 đến 5 lần số thuế gian lậu. Nếu là trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có thể bị truy tố trước Toà án nhân dân. Ngoài các khoản phạt nói trên, người gian lậu về thuế sát sinh vẫn phải nộp thuế sát sinh theo thể lệ hiện hành.

6- Người nào có công tìm ra những vụ gian lậu về thuế sát sinh sẽ được khen thưởng theo quy định của Hội đồng Chính phủ.

7- Những quy định trước đây về thuế sát sinh trái với nghị quyết này đều bãi bỏ.

Tác phẩm này thuộc phạm vi công cộng vì theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Điều 15, khoản 2, thì "Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó" không phải là đối tượng bảo hộ bản quyền. Còn theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, Điều 8, khoản 2 của Chính phủ Việt Nam, văn bản hành chính bao gồm "văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân".