Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca/Cuốn thứ nhì/Bạc Liêu

Bạc-Liêu

Bạc-Liêu phong cảnh thi:

Muối đỏ Nam-kỳ tiếng Bạc-liêu,
Phong lưu nho nhả chẳng bao nhiêu.
Gạo cơm Xứ-lẻo người no đủ,
Chiếu sáp Cà-mau chúng chuộng yêu.
Đạo thánh hiền xưa ham hố ít,
Dân thiên-địa-hội lén theo nhiều.
Thói quen háo thắng mà gan ruột,
Nghịch ý ngàn muôn cũng đánh liều.

Tốt thay phong thổ Bạc-liêu, Có danh muối đỏ ruộng nhiều lắm thay.
Nghề nông thứ nhứt trong tay, Tiếng gạo Ba-thắc thuở nay danh đồn.

Năm tổng năm mươi hai thôn, Kể trong thủy lợi kể khôn xiết cùng.
Cá đồng cá biễn cá sông, Ốc đuông ba khía chim cùng tôm cua.
Ăn ong sáp mật tới mùa, Trong rừng cờ bạc hơn thua trăm ngàn.
Rừng-ong tục gọi Rừng-ngang, Ngang có phần đất như lành có ranh.
Mùa ong nơi giữa rừng xanh, Người ta đông đão xanh quanh ở đều.
Kẻ lui kẻ tới dập dều, Khách đem bạc nhiều vào đó hốt me.
Tay con sẳng sap ê hề, Đánh theo giá bạc cứ bề ăn chung.
Mùa rạch ghe rổi đậu đông, Kẹo lền hai phía chực đong cá đồng.
Nghề quen khéo dệt chiếu bông, Hai ba bốn hạng theo trong đồng tiền.
Kheo khư các chỗ xóm riềng, Sắm đồ dệt chiếu nhọc siêng từng nhà.
Thạnh-hưng với tổng Thạnh-hòa, Ruộng hai thứ tốt nhiều nhà giàu lung.
Quảng-xuyên Long-thủy Quảng-long, Ấy là ba tổng phía trong thảy đều.
Ruộng thì ít, đất thì nhiều, Lợi nhờ rừng rạch biết nhiêu bạc tiền.
Đất oan theo mé đất liền, Tại Kinh-trâu-trắng giáp miền Kiên-giang.
Bạc-liêu đất lắm hoan nhàn, Nguyên xưa tiểu Huyện mở mang lần lần.
Bởi Thiên-địa-hội rần rần, Gốc con cháu khách lẫy lừng đánh nhau.
Cho nên nhập với Cà-mau, Lập riêng một hạt khỏi âu dân loàn.
Nay đà dinh dãy nghiêm trang, Phố phường chợ búa dọc ngang chỉnh tề.
Bên phang bên niếc luật lề, Đâu đâu sắp đặt chớ hề sai ngoa.
Ngân phòng điển báo các tòa, Nhà thương nhà phước đều là sữa sang.
Cầu đường sạch sẻ vẻn vang, Trường học dạy dỗ kĩ cang tỏ tường.
Hòa-bình Vĩnh-lợi thôn hương, Miễu chùa tu chĩnh lữa hương lâu dài.
Sốc Mên các chổ trong ngoài, Ở xen theo Hớn một vài nơi vui.
Ghe lớn mang xanh mắt lồi, Đi buôn lúa gạo khứ hồi liền khoanh.
Lớp xưa giàu lớn có danh, Ông Hương-hào-Hứ châu thành Bạc-liêu.
Dấu roi thiên-hạ chuộng yên, Hẩy còn con cháu mỷ miều hiển vang.
Rể là ông Lý-hảo-Hoan, Tiếng ngoài kêu gọi rỏ ràng Cả-Hoanh.
Năm-thìn tháng tám ngày lành, Thấp đèn trời với tụng kinh khẫn nguyền.
Thành tâm bố thí gạo tiền, Ai mà đi đến lảnh liền tay trao.
Mổi người gạo trắng một bao, Lại năm cắt bạc kêu vào không sai.
Chừng ba ngàn bạc trong ngoài, Thiện tâm như vậy lâu dài tiếng sang.
Nay đà về chốn suối vàng, Dấu biêu nhơn đức rỏ ràng về sau.
Châu thành xứ ít trầu cau, Nhờ làng Tân-khánh Cà-mau lên liền.
Rạch-gầm Cao-lảnh các miền, Hàng bông chuyên chở thường xuyên vô hoài.
Sông Cổ-cò, quá sức dài, Chín mươi chín khúc ít ai hiểu tường.
Éo le rạch hẹp đi thường, Khen người cầm lái chủ trương tàu đò.
Bát qua cạy lại quanh co, Từ vàm Cổ-cò thấu chợ Bạc-liêu.
Bán buôn thói cũng mỷ miều, Cứ trong cân lượng phép theo công bình.
Đánh me tục khéo trớ trinh, Đầu ba chén xả cho minh cửa gì.
Rồi thì coi đó làm ni, Chén thứ tư mới đánh khi trậc nhằm.
Hay chơi bài bạc cả năm, Ăn thua không kể tiền trăm tiền ngàn.
Nhơn dân tánh ở lớn gan, Gốc thiên-địa-hội thói ngoan roi còn.

Nguyên xưa giao cấu đẻ con, Mẹ Mên cha Khách lai còn đến nay.
Chùa Mên các sở đông dầy, Cũng là một cách sải thầy thạnh sung.
Xóm-cái-hưu, ở phía trong, Nhà thờ Thiên-chúa mới đông xóm riềng.
Mổi tuần kinh sách liền liền, Bởi ông Linh-mục dạy siêng hết lòng.
Làm ăn nhờ cậy nghiệp nông, Kiệm cần khen bấy đờn ông đờn bà.
Cà-mau ba tổng trong xa, Thuở Cao-hoàng-đế vô ra lánh nàn.
Tùy tùng bộ hạ các quan, Náu nương lập nghiệp xóm làng các nơi.
Sanh ra con cháu nối đời, Gốc xưa lể nghĩa lắm người lịch thanh.
Trước Phủ-Y, sau Huyện-Bình, Đề-Thiền, Đồ-Mỷ, tiếng lành còn dư.
Nay thời Tổng-Nhượng Tổng-Từ, Hai người danh giá tại chừ Cà-mau.
Nhượng thời hưu trí đã lâu, Từ, thời nhứt hạng sửa trau đương quyền.