Luân lý giáo khoa thư - Lớp Sơ đẳng/I/39
39. — Công-bình.
Không phạm đến tính-mệnh[1], của-cải, danh-giá, sự tự-do và sự tín-ngưỡng của người ta, tức là công-bình.
Đối với người, đã có bụng công-bình, thì ai cũng như ai. Bất cứ là người đồng-tông hay dị-chủng, cũng không có cái gì là phân biệt, mà cũng không làm cho chuyển được cái bụng ngay lành của mình. Vậy trước khi làm việc gì, ta phải xét xem việc ấy có hại đến ai không. Bất cứ việc gì, ta cũng phải lấy sự công-bình làm cốt.
Tiểu dẫn. — Ông quan công-bình.
Xưa có một người làm đầy-tớ nhà quan, nhân có việc kiện
với một người trong họ, người ấy đến xin quan bênh-vực cho,
Ông quan công-bình. quan không nghe. Người ấy cố kêu nài mãi: « Bẩm quan lớn,
quan lớn nói cho một lời, thì thế nào tôi cũng được kiện. » Quan
bảo: « Không được, dịch-địa anh là người kia, thì anh có muốn
ta nói lời ấy không? »
Giải nghĩa. — Tín-ngưỡng = có lòng tin về một tôn-giáo nào. — Đồng-tông = người cùng một nòi giống. — Dị-chủng = người khác giống. — Dịch-địa = đặt mình thay vào người khác, cũng nghĩa như giả-sử.
Câu hỏi. — Thế nào là công-bình? — Người công-bình ăn-ở thế nào? — Người đầy-tớ đến xin quan gì? — Quan trả lời làm sao?
Cách-ngôn. — Pháp bất vị thân.
- ▲ tánh-mạng