Luân lý giáo khoa thư - Lớp Sơ đẳng/I/31
31. — Vệ-sinh.
Vệ-sinh là cái thuật giữ sức khỏe. Muốn cho khỏe mạnh, phải biết phép vệ-sinh. Biết bao nhiêu người chỉ vì ngu dại, nghe nhảm[1], tin xằng[2], mà sinh ra ốm đau, bệnh-tật. Con đau bụng, đi rửa[3], mẹ chẳng thuốc-thang chạy chữa, đi bói, đi cúng, lấy tàn hương, nước lã cho con uống, có khi chỉ làm tăng bệnh lên mà thôi.
Ta nên biết cách phòng bệnh trước, hơn là đợi khi có bệnh rồi mới chữa. Như vậy ta phải học vệ-sinh, giữ vệ-sinh. Nếu không giữ vệ-sinh mà để cho mình mắc bệnh hay làm cho người mắc bệnh, thì chẳng những mình làm hại mình, mà lại làm hại người khác nữa.
Tiểu dẫn. — Đau thì phải uống thuốc.
Bà Thu hỏi bà láng-diềng rằng: « Cháu yếu đã đỡ chưa? — Thưa bà chưa, cháu hôm nay lại sốt[4] già (nóng hơn). Tôi đã cúng lễ cho cháu, lấy tàn hương nước thải cho cháu uống, thế mà bệnh vẫn không lui (bớt). »
Ông Phác nghe thấy hai bà nói chuyện như thế, mới bảo
rằng: « Các bà cứ tin nhảm[5], trẻ yếu mà cứ cho uống tàn hương
nước thải, thì có khi nguy đó, ốm[6] thì phải uống thuốc, chứ
Bà Thu nói chuyện với người láng-diềng và ông Phác.
không phải cúng lễ mà khỏi (lành)[7] được. Hôm nay nhân có
ông thầy thuốc về trồng đậu, sao bà không ra mà xin thuốc cho
cháu? »
Bà Thu nghe ông Phác nói thế, liền đi mời ông thầy thuốc về xem bệnh cho con. Thầy thuốc đến xem bệnh xong, cho thuốc uống được mấy hôm thì đứa bé khỏi (lành)[7].
Giải nghĩa. — Nước thải = nước lã đã cúng rồi.
Câu hỏi. — Người đời xưa hiểu phép vệ-sinh thế nào? — Vệ-sinh là gì? — Bà Thu chữa thuốc cho con thế nào? — Ông Phúc bảo làm sao? — Sau làm gì mà thằng bé khỏi?
Cách-ngôn. — Thà vô sự mà ăn cơm hẩm (hút), còn hơn đeo bệnh mà uống sâm, nhung.