15. — Sạch-sẽ.

Ăn ở sạch-sẽ với mọi người là một cách mình giữ lễ phép với người ta. Ăn ở với người ta mà bẩn-thỉu[1], là có ý khinh bỉ người ta.

Sách có câu: người sạch-sẽ là người có giáo-dục. Cứ xem sự sạch-sẽ thì có thể phân biệt được người hay kẻ dở.

Tiểu dẫn.Bẩn[2] thì người ghét, sạch thì người ưa.

Con Thân bẩn[2] quá, không ai muốn cho lại gần. Một hôm[3], cha nó đi đâu về, nó chạy ra săn đón. Cha nó thấy nó bẩn, mới mắng rằng: « ở bẩn thế này thì ai ưa được, chạy đi! »


Ở bẩn[2] thì ai ưa!

Lại một hôm[3], nó thấy anh nó có quyển tranh đẹp, nó muốn mượn xem. Nhưng anh nó cũng không cho mượn, nói rằng: « Tay mày nhọ-nhem (lem luốc) thế kia, mó[4] vào làm bẩn[2] cả sách của tao ra. »

Con Thân thấy tại mình bẩn-thỉu[1] cho nên ai cũng ghét. Từ hôm đó, tắm rửa luôn, thành ra một đứa bé rất sạch-sẽ. Ai trông thấy cũng yêu, cũng quí.

Câu hỏi. — Con Thân sao bị cha và anh hất hủi? — Sau nó sửa mình nó làm sao? — Lúc nó sạch sẽ, người ta ưa nó thế nào?

Cách-ngôn.Mầu mỡ không bằng ở sạch.

  1. a ă dơ-dáy
  2. a ă â b
  3. a ă ngày kia
  4. rờ