Hiếu Kinh diễn nghĩa của không rõ, do Trương Minh Ký dịch
Thứ nhơn

庶人章第六

用天之道分地之利謹身節用以養父母此庶人之孝也 故自天子至於庶人孝無終始而患不及者未之有也

Thứ nhơn chương đệ lục.

1. Dụng thiên chi đạo, phân địa chi lợi, cẫn thân tiết dụng, dĩ dưởng phụ mẫu. Thử thứ nhơn chi hiếu dã. Cố tự thiên tử chí ư thứ nhơn, hiếu vô chung thỉ, nhi hoạn bất cập giả, vị chi hữu dã.[1]

Bài kẻ thứ nhơn, thứ sáu.

1. Dùng theo phép trời (mùa màn), chia theo lợi đất (thổ nghi), giữ mình, tính (việc) dùng, đặng mà nuôi cha (nuôi) mẹ; ấy (là lòng) thảo của kẻ thứ nhơn (người thiên hạ) vậy. (Cho) nên từ vì thiên tử (con trời là vua) cho tới kẻ thứ nhơn (chúng dân), hiếu không được trọn sau vẹn trước, mà họa hoạn chẳng đến ấy, là chưa có đều đó vậy.[1]


Đạo Trời thì tuyết dùng ra,
thổ nghi phân biệt rõ là thấp cao.
Giữ mình dè nết ra vào,
xây xài có mực, tốn hao có chừng.
Lấy nuôi cha mẹ đặng thường,
ấy là lòng thảo chưng hàng thứ nhân.
Từ vua cho đến chúng dân,
lập thân không được, sự thân không gìn.
Mà không họa hoạn đến mình,
thì chưa có vậy, ngõ tin đạo hằng.

   




Chú thích

  1. a ă Trịnh thị viết: Thỉ tự thiên tử, chung ư thứ nhơn, tôn ti tuy thù, hiếu đạo đồng trí, nhi hoạn bất năng cập gỉa, vị chi hữu dã. – Phạm tổ võ viết: Thứ nhơn dĩ dưởng phụ mẫu vi hiếu; tự sỉ dỉ thượng, tắc mạc bất hữu vị, sỉ dĩ thủ tế tự vi hiếu, khanh đại phu dĩ thủ tông miếu vi hiếu, chư hầu dĩ bảo xả tắc vi hiếu, chí ư ái kỉnh chi đạo, tắt tự thiên tử chí ư thứ nhơn, nhứt dã; thỉ ư sự thân, chung ư lập thân giã, hiếu chi chung thỉ, tự thiên tử chí ư thứ nhơn, hiếu bất năng hữu chung hữu thỉ, nhi họa hoạn bất cập giã, vị chi hữu dã. Thiên tử bất năng hình tứ hãi, chư hầu bất năng bảo xã tắc, khanh đại phu bất năng thủ tông miếu, sĩ bất năng thủ tế tự, thứ nhơn bất năng dưỡng phụ mẫu, vị hữu tai bất cập kỳ thân giả dã.