Hán văn độc tu 1936-1937/Bài học thứ 5

Bài đăng trên Sông Hương, Huế, số 5 (29 Août 1936), trang 4 -5.

I. Nom đặt với số

sửa
Chữ Hán Âm Nghĩa
一 子 Nhất tử Một (đứa) con
一 馬 Nhất mã Một (con) ngựa
萬 馬 Vạn mã Muôn (con) ngựa
十 虎 Thập hổ Mười (con) hổ
六 省 Lục tỉnh Sáu tỉnh
三 圻 Tam kỳ Ba kỳ
一 斗 米 Nhất đẩu mễ Một đấu gạo
一 杯 酒 Nhất bôi tửu Một chén rượu
一 張 紙 Nhất trương chỉ Một tờ giấy
一 竿 竹 Nhất can trúc Một cây tre
一 塊 石 Nhất khối thạch Một hòn đá
一 瓶 油 Nhất bình du Một bình dầu
一 粒 豆 Nhất lạp đậu Một hột đậu
一 丸 藥 Nhất hoàn dược Một hoàn thuốc
一 陣 風 Nhất trận phong Một cơn gió

II. Cắt nghĩa thêm

sửa

Khi học đoạn I trên đây xong thì lật ngay bài văn pháp dưới nầy ra học trước, rồi hãy xem đến đoạn II cắt nghĩa thêm, dù rằng đoạn II sắp ở trên cũng mặc.

Trong đoạn này, sáu chữ trên thuộc về nom commun có cá thể và nom collectif, nên chữ số để ngay trên nó được; chín chữ dưới thuộc về nom commun không cá thể hoặc có mà không đếm được, nên không để ngay được mà phải lót một chữ gián tiếp vào giữa. Những chữ gián tiếp ấy tùy theo nom mà khác.

一 子 nhất tử là một đứa con, song cũng có khi dùng chữ  ra nghĩa khác, nói 二 三 子 nhị tam tử nghĩa là hai ba gã, như trong Luận Ngữ đức Khổng hay dùng chỉ học trò của mình.

Các từ tên loài thú, nom communconcret, thường là để ngay chữ số lên trên. Nhưng cũng nhiều khi muốn nó được rõ nghĩa hơn thì để chữ gián tiếp. Bởi vậy, 一 馬 nhất mã cũng nói 一 匹 馬 nhất thất mã (thất là “con”); 一 牛 nhất ngưu cũng nói 一 頭 牛 nhất đầu ngưu (đầu  tiếng ta cũng nói là “con”); 一 羊 nhất dương cũng nói 一 尾 羊 nhất vĩ dương ( là “đuôi”, cũng là “con”).

六 省 Lục tỉnh là sáu tỉnh thuộc về Nam Kỳ của ta thuở xưa. Tỉnh, hợp các phủ huyện mà thành, cho nên nó là collectif, để ngay chữ số lên trên được.

三 圻 Tam kỳ là ba kỳ, mỗi kỳ họp nhiều tỉnh mà thành, cho nên nó cũng là collectif, để ngay chữ số lên trên được.

Từ 一 斗 米 nhất đẩu mễ trở xuống là nom concret hoặc không có cá thể hoặc có cá thể mà không xiết đếm thì phải có chữ gián tiếp để giữa chữ số và nom ấy.

Đẩu bằng 10  thăng hay thưng, đồ dùng để đong bên Tàu mà Bắc Kỳ ta cũng có dùng theo, hiện vẫn còn có cái tên ấy. Trong tự điển Tàu chua rằng 1 đấu bằng 0, mc 319.

Bôi là chén uống rượu, cũng viết là 

Trương có nghĩa là giở ra. Giấy, kể mỗi một lần giở ra là một tờ, hai mặt. Nhưng theo tiếng ta, trương hay trang chỉ là một mặt (une page). Một mặt giấy thì chữ Hán là  diện.

Can 竿 là cần câu. Cây tre thường là von và hơi cong như cái cần câu cho nên gọi thế.

Khối  nguyên nghĩa là đất cục, mượn nói hòn hay cục, trong khi ấy thì cái nghĩa đất đã mất đi. Thế rồi khi nói một cục đất người ta lại phải nói 一 塊 土 nhất khối thổ.

Lạp hột, nói về thóc, gạo, đậu đều được cả.

Hoàn là cái viên gì tròn lại. Hòn đạn cũng nói được là hoàn.

Trận  là trận giặc, mượn nói về một cơn gió, hoặc mưa, hoặc dông hoặc bão tố đều được cả.

III. Văn pháp

sửa

Nom đặt với chữ số

Trong Hán văn không có mối tiếng article. Để trên các nom chỉ có chữ số, mà sự đặt có khác nhau, cần phải học qua mới biết.

Cũng như tiếng Pháp, trong chữ Hán duy có nom commun mới đặt được chữ số lên trên, còn nom propre thường là không đặt được.

Nhưng thỉnh thoảng cũng có khi đặt chữ số lên trên nom propre được, là khi dùng nom propre ấy như nom commun.

Cử lệ:

Nói 雖 有 百 孔 明 (tuy hữu bách Khổng Minh) nghĩa là: Tuy có một trăm ông Khổng Minh… thì chữ 孔 明 Khổng Minh ấy cũng kể như chữ “người tài, người giỏi” mà không phải nom propre nữa.

Còn trên phần nhiều nom commun có thể đặt chữ số được cả, duy cách đặt khác nhau. Người ta đã chia ra làm hai: một cách đặt trực tiếp, một cách đặt gián tiếp.

Trực tiếp nghĩa là chữ số dính liền với chữ nom commun ấy; còn gián tiếp là ở giữa chữ số và chữ nom commun có thêm một chữ nữa để chỉ về đơn vị (unité) hoặc về lượng (quantité) hoặc về cái khác của nom commun.

Cử lệ:

一 人 nhất nhân, 十 國 thập quốc là trực tiếp;

一 粒 豆 nhất lạp đậu一 斗 米 nhất đẩu mễ, 一 陣 風 nhất trận phong là gián tiếp.

Nom commun nào thì đặt cách trực tiếp? Nom commun nào thì đặt cách gián tiếp? Và tại sao lại có sự chia khác ấy?

Chúng ta học tiếng Pháp, đã biết nom collectif là gì rồi. Hết thảy nom collectif trên nó đều đặt được chữ số bằng cách trực tiếp. Ấy là vì mỗi nom collectif đều có một cá thể (cũng như đơn vị), ta có thể đếm từng cái được. Như 九 族 cửu tộc (là chín họ), 萬 邦 vạn bang (là muôn nước) với chữ 十 國 thập quốc trên đây đều đặt bằng cách trực tiếp, vì những  tộc, bang, quốc thảy là nom collectif.

Nom concret thì những chữ nào có riêng một cá thể, đếm được, thảy đặt theo cách trực tiếp; như 四 門 tứ môn (tứ là bốn), 十 虎 thập hổ, với chữ 一 人 nhất nhân trên kia.

Còn, cũng nom concret mà chữ nào không có cá thể, không đếm được, như thủy  hỏa, hoặc có cá thể mà không xiết đếm, như  mễ đậu thì đặt bằng cách gián tiếp.

Cái chữ gọi bằng gián tiếp ấy không nhất định, tùy mình muốn chỉ cái gì của nom mình nói thì dùng chữ có nghĩa ấy mà chỉ. Như đậu, mình muốn chỉ về cá thể của nó thì dùng chữ  lạp (nghĩa là hột); mễ, mình muốn chỉ cái lượng của nó thì dùng chữ đẩu (đấu để đong); phong (gió) mình muốn chỉ sự kịch liệt và lâu lai của nó thì dùng chữ  trận (cơn).

Những nom concret mà không có cá thể hoặc có mà vụn vặt quá không đếm được thì phải dùng chữ gián tiếp; không có chữ ấy thì thành ra bất thông.

Hãy nhớ: không ai nói được 一 風一 水 hay 一 火 bao giờ.

Trước kia có nói “trên phần nhiều nom commun có thể đặt chữ số được cả” là có ý lưu lại một phần ít không đặt được. Phần ít ấy là nom abstrait.

Người ta đặt chữ số ngay trên nom abstrait được, nhưng khi nào như thế là đã coi nom ấy cũng như nom concret có cá thể. Chứ đã là nom abstrait chân chính thì không thể đặt với chữ số được vì nó không có thể đếm được.

IV. Tập đặt

sửa

Theo trên đã nói, có một số nom đặt được chữ số lên trên một cách trực tiếp. Vậy thì sự ấy dễ lắm, không cần phải tập cũng biết. Chỉ nhớ thêm rằng người ta thường đặt chữ số lên trên nom, nhưng có khi đặt dưới nom cũng được.

Như kể số 三 牲 (tam sinh, ba con vật giết đi để tế), kể rằng 一 牛 nhất ngưu, 一 羊 nhất dương一 豕 nhất thỉ, nghĩa là: một con bò, một con dê, một con heo; nhưng cũng có thể kể rằng 牛 一 ngưu nhất, 羊 一 dương nhất, 豕  一 thỉ nhất, nghĩa là: bò một con, dê một con, heo một con.

Sự cần phải tập là sự đặt chữ số trên những nom mà trong khi đặt cần có chữ gián tiếp. Những chữ gián tiếp ấy lại không nhất định, tùy mình muốn chỉ thế nào, nên phải tập quen mới biết.

Đây đặt làm mẫu mấy chữ để tập cho quen, sau biết nhiều rồi thì tự mình đặt lấy.

Như chữ điền, mình muốn chỉ bao cả một đám, một vạt ruộng mà không chỉ rõ ra mẫu, sào, thước, tấc, thì nói 一 頃 田 nhất khoảnh điền (là một đám ruộng). Còn muốn chỉ ra một số ruộng rất ít thì nói 一 呎 田 nhất xích điền (là một thước ruộng) hay 一 寸 田 nhất thốn điền (là một tấc ruộng).

Phải biết rằng có nhiều chữ Hán mà người mình dùng khác với người Tàu, nhất là những chữ dùng trong giấy tờ việc quan hay văn khế mua bán. Như trong khế bán ruộng và phân thơ chia gia tài của ta hay nói 一 所 田 nhất sở điền (là một thửa ruộng) thì chữ sở ấy trong Hán văn không thấy dùng.

Bây giờ đến chữ  thủy. Mình muốn chỉ cái lượng của nước vừa một chén thì nói 一 杯 水 nhất bôi thủy (một chén nước). Mình muốn chỉ cái lượng của nước vừa một gáo thì nói 一 勺 水 nhất thược thủy (một gáo nước). Nhưng khi muốn chỉ ra cái lượng nó rất ít thì nói 一 滴 水 nhất trích thủy (một giọt nước).

Bây giờ đến chữ  mễ. Mình muốn chỉ cái lượng gạo thật nhiều thì nói 一 倉 米 nhất thương mễ (một kho gạo). Muốn chỉ cái số nó rất ít, đếm từng hột gạo, thì nói 一 粒 米 nhất lạp mễ (một hột gạo).

Khi đặt cách gián tiếp cũng như khi đặt cách trực tiếp, chữ số và chữ gián tiếp có thể để dưới nom. Vậy như muốn nói: 田 一 頃 điền nhất khoảnh, 水 一 勺 thủy nhất thược米 一 倉 mễ nhất thương đều được cả. 

V. Cách học bài thứ năm

sửa

Trong bài học này có đoạn văn pháp hơi dài, sợ bất tiện cho người học, nhưng vì e chia ra nó sẽ thành rời rạc mà lại ngắn quá, nên làm luôn một bài.

Nhưng, tuy dài mà trong đó sự lý không có mấy. Điều nên chú ý hơn hết là điều đặt chữ số trên nom bằng cách gián tiếp. Vì nó quan trọng lắm nên lại thêm đoạn tập đặt để luyện cho quen.

Đây là đặt mấy chữ làm mẫu. Người học đến khi biết chữ nhiều rồi do đó suy ra mà tự đặt lấy, chứ không nên vội muốn biết hết thảy những chữ gián tiếp ấy ngay một lúc bây giờ.

Trong bài có những chữ tuy không ở ngay trong đoạn chính học tiếng một mà là liên đới nói đến mới gặp lần đầu, thì phải chăm mà nhớ; chớ quên dùng phép viết và phép đếm nét đã dạy trước kia mà học cho thuộc lòng. Tức như những chữ thược là gáo, trích là giọt, khoảnh là đám,  thương là kho, v.v…