Hán văn độc tu 1936-1937/Bài học thứ 19

Bài đăng trên Sông Hương, Huế, số 19 (5 Décembre 1936), trang 4 - 5.

I. Lối văn tự sự

sửa

韓 信 微 時 (Hàn Tín vi thời): Nói về Hàn Tín thuở còn hèn (đó là cái đề)

1/ 韓 信, 淮 陰 人 也 (Hàn Tín Hoài Âm nhân dã): Hàn Tín là người huyện Hoài Âm vậy.

2/ 始 爲 布 依 時, 貧, 無 行, 不 得 推 擇 爲 吏 (Thủy vi bố y thời, bần, vô hạnh, bất đắc thôi trạch vi lại): Ban đầu, thuở Tín làm kẻ mặc áo vải, nghèo, vô hạnh, chẳng đặng bầu chọn quan lại.

3/ 又 不 能 治 生, 商 賈 (Hựu bất năng trị sinh, thương cổ): Lại chẳng hay làm nghề nghiệp, buôn bán.

4/ 常 從 人 寄 食 飲, 人 多 厭 之 (Thường tòng nhân ký thực ẩm, nhân đa yếm chi): Thường theo người gởi ăn uống, nhiều người chán đó.

5/ 數 從 南 昌 亭 長 寄 食 (Sác tòng Nam Xương đình trưởng ký thực): Hằng theo ăn gởi ở nhà đình trưởng làng Nam Xương.

6/ 數 月 亭 長 妻 患 之, 乃 晨 炊 蓐 食 (Sổ nguyệt, đình trưởng thê hoạn chi, nãi thần xuy nhục thực): Vài tháng, vợ đình trưởng lo đó, bèn thổi nấu hồi sáng sớm và ăn nơi nệm.

7/ 食 時 信 往, 不 爲 具 食 (Thực thời, Tín vãng, bất vị cụ thực): Lúc ăn, Tín qua, chẳng vì Tín dọn ăn.

8/ 信 亦 知 其 意, 怒, 竟 絕 去 (Tín diệc tri kỳ ý, nộ, cánh tuyệt khứ): Tín cũng biết ý của nó, giận, về sau dứt đi.

II. Cắt nghĩa thêm

sửa

Chữ (vi) trong cái đề đó nghĩa là nhỏ (fin), như nói 細 微 (tế vi); lại có nghĩa là nhiệm, như nói 玄 微 (huyền vi). Nhưng ở đây nghĩa là hèn, tức là 寒 微 (hàn vi), 微 賤 (vi tiện). 微 時 (vi thời) nghĩa là thuở còn hàn vi, vi tiện.

Cùng một nghĩa ấy, có chữ 微 行 (vi hành). Ông vua hoặc ông quan lớn, lúc bình thường đi ra có xe ngựa, lính hầu. Nhưng khi không muốn đi như thế mà giả dạng làm một người thường đi ra để cho không ai biết, thì nói 微 行 (vi hành).

Câu 韓 信, 淮 陰 人 也 (Hàn Tín Hoài Âm nhân dã), chỗ dấu phết, lẽ đáng có chữ (nãi) tức là verbe être. Nhưng, theo trước kia đã học rồi, trong Hán văn, gặp những câu ngắn như thế nầy, đều có thể bỏ verbe être được.

淮 陰 人 (Hoài Âm nhân), lẽ đáng nói 淮 陰 之 人 (Hoài Âm chi nhân), nhưng chữ ấy cũng bỏ nốt, theo luật đã học ở một bài trước.

Chữ () trong câu là một hư tự, như terme affirmatif, thường để thế cho verbe être. Nhưng nó cũng có thể bỏ được nữa. Vì trong câu đó nếu không có chữ () cũng vẫn thành câu.

布 依 (bố y) nghĩa là áo vải, tức là người mặc áo vải. Đó là một cái expression chỉ người dân trắng, hoặc còn là học trò, chưa có chức tước gì.

無 行 (vô hạnh) là người có hạnh kiểm xấu.

Chữ có hai âm: khi đọc là suy, nghĩa là suy cầu, suy lý; khi đọc là thôi, nghĩa là đẩy, là tôn lên, là xô ra. Đây đọc theo âm sau. 推 擇 (thôi trạch) là một verbe kép.

Đời xưa những người làm việc quan đều gọi là (lại) cả. Sau mới chia ra: nhưng người có chức vụ chính như các quan tỉnh, phủ, huyện mới gọi là “quan”, còn những người giúp việc ở dưới quyền quan đều gọi là (lại). Chữ (lại) ở đây theo nghĩa xưa, tức fonctionnaire.

Trong câu 2 có hai verbe: (vi) và (đắc), cũng đều lấy chữ 韓 信 (Hàn Tín) ở câu trên làm sujet; và những chữ adjectif (bần), 無 行 (vô hạnh) cũng đi theo chữ 韓 信 (Hàn Tín).

(hựu) là lại, nghĩa cũng như de plus.

(trị) là verbe; (sinh) là nom; 治 生 (trị sinh) nghĩa là làm cái nghề nghiệp để mà sống, tức như ta nói “làm ăn”.

Chữ có ba âm: khi đọc là “cổ”, nghĩa là ngồi mà bán hàng; khi đọc là “giá”, đồng nghĩa với chữ giá; khi đọc là “Giả”, nom de famille.

(thương) là đi buôn; (cổ) là ngồi một chỗ mà buôn.

Câu 3 có một verbe (năng) cũng theo một sujet 韓 信 (Hàn Tín).

() là gởi, 寄 食 飲 (ký thực ẩm) là cũng như ta hay nói “ăn chực, uống chực”. Trong câu này chữ () là verbe, cũng lấy 韓 信 (Hàn Tín) làm sujet. Còn chữ (tòng) coi cũng như một préposition. 從 人 (tòng nhân) cũng như nói 於 人 (ư nhân).

Chữ (đa) chỉ phần nhiều trong những người bị Tín đến ăn chực. Chữ (yếm) là verbe. Chữ (chi) thế lại sự ăn chực của Hàn Tín.

Chữ có ba âm: khi đọc là “số” nghĩa là nombre; khi đọc là “sổ” nghĩa là vài hay và, như chữ quelques; lại nghĩa là đếm, compter, như khi đọc là “sác”, nghĩa là hằng, plusieurs fois.

南 昌 (Nam Xương) tên một làng; 亭 長 (đình trưởng) cũng là lý trưởng.

Câu 5 có một verbe (), cũng lấy 韓 信 (Hàn Tín) làm sujet. Chữ (tòng) ở đây cũng như chữ (ư). Câu nầy có thể đổi là 戳 寄 食 於 南 昌 亭 長 (Sác ký thực ư Nam Xương đình trưởng).

Chữ (sổ) mới vừa học ở trên. 亭 長 妻 (đình trưởng thê) tức là 亭 長 之 妻 (đình trưởng chi thê) mà đã bỏ chữ . (hoạn) là verbe. Chữ (nãi) đây giống chữ àlors.

(thần) là lúc sáng sớm. 晨 炊 蓐 食 (thần xuy nhục thực) phải hiểu là 炊 於 晨, 食 於 蓐 (xuy ư thần, thực ư nhục), nghĩa là thổi nấu ở lúc tảng sáng và ăn trên nệm. Chữ 蓐 食 (nhục thực) để hình dung ra sự ăn vội vã lắm: ai nấy mới vừa ngủ dậy là ăn ngay ở chỗ nằm. Làm như thế để khi Hàn Tín đến nơi là ăn xong cả.

Câu 6 có ba verbe: (hoạn), (xuy) và (thực). Hai verbe sau cũng như verbe trước, lấy chữ 亭 長 妻 (đình trưởng thê) làm sujet.

Chữ có hai âm: khi đọc “vi” nghĩa là là, là làm; khi đọc “vị” nghĩa là vì, giống chữ pour. Ở đây nói 不 爲 具 食 (bất vị cụ thực) tức là 不 爲 信 具 食 (bất vị Tín cụ thực) đã bỏ chữ (Tín).

Trong câu 7 có một verbe (cụ), cũng lấy 亭 長 妻 (đình trưởng thê) làm sujet. Hai chữ 信 往 (Tín vãng) trong câu đó coi như một proposition phụ.

Chữ (diệc) trong câu 8 có ý là: làm như thế có ý gì, chẳng những bọn người nhà đình trưởng biết mà thôi, Tín cũng biết nữa. Chữ (kỳ) chỉ vợ đình trưởng. 絕 去 (Tuyệt khứ) nghĩa là đi không trở lại, đi luôn. Chữ (cánh) cũng như nói enfin.

Câu 8 có ba verbe: (tri), (nộ) và (khứ); hai verbe sau cũng như verbe trước, lấy chữ (Tín) làm sujet.

Đây là một đoạn văn lấy ở bài Hoài Âm hầu liệt truyện, tức là cái truyện của Hàn Tín, trong sách Sử ký của Tư Mã Thiên. Lối văn tự sự chép như thế nầy là hay lắm. Kỳ sau sẽ tiếp.

III. Chuyện giải trí

sửa

SÁCH “LUẬN NGỮ” KHÔNG CÓ CHỮ “THỬ”

Chữ thử, nghĩa là ấy, thuộc về hai mối tiếng, khi thì là adjectif démonstratif, khi thì là pronom démonstratif.

Nó là một chữ quen lắm. Ai mới học qua chữ Hán cũng coi nó là chữ rất thường, vì gặp thấy luôn luôn.

Trong các sách xưa, sách nào cũng có chữ thử cả. Người ta ai cũng tưởng như thế. Nhưng không ngờ: duy có sách Luận ngữ, cả sách không có một chữ thử nào hết.

Trong một tập bút ký của người Tàu có chép sự phát kiến ấy như thế này:

Thuở nhà Thanh, vua Khang Hy đi chơi miền Giang Nam. Một hôm vua cải trang đi dạo phố. Tới một cái ngõ hẻm, vua thấy trên bức tường có dán miếng giấy, đề bốn chữ 此 路 不 通 (thử lộ bất thông), dưới có một đứa trẻ đứng trông lên.

Vua hỏi đứa trẻ:

– Có biết bốn chữ đó không?

– Thưa ông, tôi biết được ba chữ dưới mà thôi, còn chữ trên tôi không biết. – Đứa trẻ trả lời.

– Sao chữ dễ vậy mà không biết?

– Tôi chưa học.

– Mầy đã học sách gì?

– Tôi chỉ mới học xong sách Luận ngữ.

– Mầy học xong sách Luận ngữ rồi mà không biết cái chữ thứ nhất ấy dư?

– Thưa ông, chữ thứ nhì là chữ “lộ”, tôi biết nó vì trong Luận ngữ có chữ 子 路 “Tử Lộ”; chữ thứ ba là chữ “bất”, Luận ngữ có nhiều lắm; chữ thứ tư là chữ “thông”, vì Luận ngữ có câu 天 下 之 通 喪 (thiên hạ chi thông tang). Duy có chữ thứ nhất, trong sách Luận ngữ tôi học rồi mà không có, cho nên tôi không biết.

Vua nghe vậy, lấy làm lạ, vì chính vua cũng không ngờ trong sách Luận ngữ lại không có chữ “thử”.

Về đến hành cung, vua lật đật mở cả bộ Luận ngữ ra xem từ đầu đến cuối, quả nhiên không tìm thấy một chữ thử nào hết.

Liền đó, vua truyền lệnh đòi các quan Hàn lâm đi theo đạo ngự vào hỏi. Câu hỏi của vua là: “Trong sách Luận ngữ có hết thảy là bao nhiêu chữ thử?”

Các ông Hàn lâm nghe hỏi đều lấy làm lúng túng, không biết thế nào mà trả lời. Rút cục, ông thì nói có bảy tám chục chữ, ông thì nói có hai ba chục chữ.

Vua bật cười to lên. Rồi bảo họ mỗi người cử ra một câu có chữ thử trong sách Luận ngữ thử xem. Thì ra mấy ông Hàn lâm ngó mặt nhau, không ai đọc lên được một câu nào hết!

Vua bèn kể chuyện gặp thằng bé ngoài đường cho họ nghe. Và bảo cho họ biết thật trong sách Luận ngữ không hề có một chữ thử nào.

Nhân câu chuyện đó ta thấy ra trong sự học, cần nhất là biết chú ý. Cũng vì ai nấy không chú ý cho nên mới không hay rằng trong sách Luận ngữ không có chữ thử.

Tuy vậy, có ông Cố Viêm Võ đã biết sự đó trước khi câu chuyện trên này xảy ra.

Trong sách Nhật tri lục của ông có nói rằng: “Trong sách Luận ngữ nói ty 70 chỗ mà không hề nói thử; trong sách Đàn cung nói ty 52 chỗ mà nói thử chỉ có một chỗ; trong sách Đại học nói thử đến 19 chỗ. Coi đó thì biết tiếng và chữ mỗi đời một thay đổi”.